Thuốc nam có thể là sản phẩm hỗ trợ, bổ sung hoặc phối hợp trong việc chống SASR-COV-2 không ?

Bác sỹ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa

Trong tình hình diễn biến sars-cov-2, ngày 17/3, Bộ Y Tế đã chính thức ban hành Công văn cho phép áp dụng các phương pháp Y học Cổ truyền phòng chống Covid- 19. Mời độc giả tham khảo bài viết của Bác sỹ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa về tác dụng của các vị thuốc Y học Cổ truyền có khả năng phòng và chống Covid-19.

CÔNG VĂN TỪ BỘ Y TẾ

Tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp YHCT

Số ký hiệu văn bản

Số:1306/BYT-YDCT

Ngày ban hành

17/03/2020

Ngày hiệu lực

17/03/2020

Trích yếu nội dung

Tăng cường phòng chống bệnh đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2

bằng thuốc và các phương pháp YHCT

Hình thức văn bản

Công văn

Lĩnh vực

Y tế

Người ký duyệt

Nguyễn Trường Sơn

Tình trạng “trên nóng dưới lạnh”

Công văn 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020, công văn này đã được gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cục Y tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Bệnh viện Y học Cổ truyền; Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa, chuyên khoa; các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyển… (sau đây gọi là đơn vị) về việc tăng tăng cường phòng, chống viêm đường hô hấp cấp SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp Y học Cổ truyền.

Công văn là vậy, nhưng đến thời điểm này chưa có đơn vị nào áp dụng các bài thuốc đã được Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thẩm duyệt và ký ban hành. Sự thiếu tin tưởng từ người dân, thiếu tích cực từ các đơn vị, nhận thức chung chưa thống nhất và truyền thông cũng cho là vấn đề nhạy cảm nên dường như các bài thuốc theo Công văn 1306/BYT-YDCT chưa được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt 1 số cơ quan chức năng của bộ y tế còn rụt rè, sợ trách nhiệm, không kịp thời làm những thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả điều trị.

Vào tháng 3 năm 2020 cơ quan chức năng của Trung Quốc đã phê duyệt 1 số sản phẩm là viên nang, viên nén và các dạng bào chế khác, kể cả thuốc sắc để nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch, phòng ngừa, điều trị bệnh do nhiễm Sasr-cov-2. Bộ y tế Việt Nam cũng đã có nhận thức sớm về vấn đề dùng thuốc Đông nam dược chữa những ca bệnh diễn biến nhẹ, trung bình như giải pháp điều trị hỗ trợ, bổ sung.

Sau đây, là bảng tóm tắt tác dụng của các vị thuốc trong bài thuốc “Ngân kiều tán gia vị Xuyên tâm liên, Thanh hao” đã được sản xuất theo bài thuốc trong công văn nêu trên dưới dạng xiro bảo vệ sức khỏe, đặt tên là Zhealth.

Những vị thuốc Y học Cổ truyền có thể dùng hỗ trợ phòng chống Covid 19 có trong Zhealth

Dưới sự chủ trì phối hợp của Viện y học bản địa Việt Nam với công ty TNHH Y học Bản địa Việt Nam, Công ty TNHH Grow Green AZ và nhà máy Nanofrance, ngày 24 tháng 4 năm 2020 đã sản xuất tổng cộng 15 000 liều Zhealth để ủng hộ miễn phí cho các chiến sỹ, bác sỹ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch như: Bệnh Viện nhiệt đới Đông Anh, Đà Nẵng, Bắc Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ... để góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc chống dịch chung.

Các vị thuốc Y học cổ truyền có khả năng kháng và chống Covid có trong sản phẩm Zhealth như sau:

TT Tên vị thuốc Cơ chế tác dụng / dẫn nguồn
1

Xuyên Tâm Liên​

(Andrographis paniculata)

Xuyên tâm Liên cho chất andrographolide ức chế đáng kể việc sản xuất virion của

SARS-CoV-2 với IC50 tương ứng là 0,036 μg / mL và 0,034 μM,

được xác định bằng xét nghiệm mảng bám phế quản phổi.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33844528/

2

Viên nang LH có Kim ngân hoa,

Liên kiều, Cam thảo, Bạc hà

đều có trong công thức Zhealth.

Viên nang LH có Kim ngân hoa, Liên kiều, Cam thảo, Bạc hà ... và 9 vị thuốc khác, 

tại Trung Quốc vào ngày 12 tháng 4 năm 2020, LH đã được phê duyệt để điều trị

cho bệnh nhân bị COVID-19 mức độ nhẹ và trung bình. Cả 4 vị thuốc trên có trong công thức Zhealth.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33221457/

3

Liên kiều 

(Forsythia suspensa)

Liên kiều có Forsythosid thúc đẩy tăng sinh tế bào đơn nhân, kích hoạt tế bào T

và CD28-41BB chống vi rút hoạt phổ rộng.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8160462/

4

Thanh hao 

(Artemisia annua)

Vốn là vị thuốc chữa sốt rét, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các hoạt động kháng

vi-rút trong ống nghiệm của chế phẩm toàn cây Artemisia annua trong chiết xuất etanolic

chống lại SARS ‐ CoV, với giá trị nồng độ hiệu quả 50% (EC50) là 34,5 ± 2,6 μg / mL

và nồng độ độc tế bào 50% (CC50) là 1,053 ± 92,8 μg / mL.

 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7276816/

5

Ngưu bàng tử

 (Arctium lappa L). 

Theo tài liệu cổ Ngưu Bàng Tử chữa cảm cúm và chữa sốt, cổ họng sưng đau, 

viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi ...

Chưa có chuyên luận về Ngưu bàng tử kìm hãm covid.

6

Cát cánh 

(Platycodon grandiflorus)

Theo tài liệu cổ: Cát cánh có tác dụng tuyên phế khử đàm lợi yết hầu,

bài nùng, khai thông phế khí. Chủ trị các chứng ho nhiều đàm, họng đau nói khàn,

ngực đau phế ung (ápxe phổi), viêm họng sưng đau ...

Chưa có chuyên luận nào về Cát cánh ức chế SARS‐CoV-2

7

Đạm đậu xị 

(Semen Sojac praparatum)

Theo tài liệu cổ: Đạm đậu xị  chữa sốt, ho, đau họng, không ra mồ hôi,

người vật vã, bứt rứt, buồn phiền

Chưa có chuyên luận nào về Đạm đậu xị ức chế SARS‐CoV-2

8

Đạm trúc diệp 

(Lophatherum gracile)

Theo tài liệu cổ: Trị chứng tâm kinh thực nhiệt, sốt, bứt rứt, khát nước,

mồm lưỡi lở loét, nước tiểu ít và vàng, nôn do vị nhiệt.

 Chưa có chuyên luận nào về Đạm trúc diệp ức chế SARS‐CoV-2

9

Kinh giới tuệ 

(Schizonepeta Tenuifolia Briq)

Sách cổ có câu: "Yết thống tấn dụng Kinh giới tuệ" ngày nay bài thuốc chữa bệnh

viêm họng, viêm amidan thường phối hợp Kinh giới với Cát cánh,

Cam thảo tăng thêm tác dụng tiêu viêm.

Chưa có chuyên luận nào về kinh giới tuệ ức chế SARS‐CoV-2

Hiện nay, các biến thể SARS‐CoV-2 lây lan nhanh, có tới hơn 80 % trường hợp không triệu chứng, diễn biến nhẹ nhưng lại là nguồn lây mạnh. Nếu các cơ quan chức năng cho phép thực hiện một nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ, thời gian ngắn đánh giá sơ bộ hiệu quả của các công thức đã nêu trong Công văn 1306/BYT-YDCT thì có thể có khả năng chúng ta có thêm 1 vũ khí mới trong công cuộc chống dịch Covid-19.

Zhealth chứa Xuyên tâm liên, Ngân kiều tán, Tỏi đen... với khả năng phòng chống Covid-19

Trước đó, ngày 18 tháng 5 năm 2021 chúng tôi cũng đã nghiên cứu chuyển giao sản phẩm An hầu đan (sử dụng Sơn đậu căn, Cúc lục Lăng, Thăng ma, Xuyên tâm liên ...) để hỗ trợ cho các chứng sốt viêm họng, viêm Amydal cấp cho công ty TNHH y dược Kinh Đô.

Kiến nghị:

1. Dịch Covid-19 khả năng còn kéo dài, biến thể phức tạp, thuốc y học cổ truyền có thể là một giải pháp bổ sung, hỗ trợ trong các trường hợp bệnh sars-cov ở thể nhẹ và trung bình. Nhưng để có cơ sở khẳng định, rất cần cơ quan chức năng cần khẩn trương thực hiện một nghiên cứu lâm sàng, một nghiên cứu như vậy chỉ 1 tháng có thể hoàn thành việc lấy số liệu.

2. Nên khuyến khích các trường hợp F0 và F1 cách ly tại nhà áp dụng bài thuốc sắc theo công văn 1306-ydct ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Bộ y tế như đã nêu trên.

3. Với nguồn lực tư nhân hạn hẹp, nếu nghiên cứu thành công cũng cần sự hỗ trợ của các nhà tài trợ hoặc phối hợp với các bệnh viện đông y để hiện thực hóa.

Ban biên tập

Viện y học bản địa Việt Nam.

 

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/Xuyen%20tam%20lien.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/Xuyen%20tam%20lien.png","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/Zhealth%2021.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/Zhealth%2021.png","subHtml":""}]