Dậy thì sớm là tình trạng rất đáng lo ngại trong trẻ em hiện nay, béo phì làm ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý và thể chất của trẻ em. Người ta thấy rằng trong các nguyên nhân gây dậy thì sớm thì béo phì được đề cập đến đầu tiên.

   Trẻ được coi là dậy thì sớm khi ở thời điểm bắt đầu trước 8 tuổi với bé gái và 9 tuổi với bé trai. Trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn những đứa trẻ bình thường khác, đặc biệt với trẻ em gái. Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất ở trẻ dậy thì là sự phát triển của tuyến vú và có thể kéo dài một vài năm, sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu khác như kinh nguyệt ở trẻ em gái hay thay đổi về giọng nói ở trẻ em trai, mụn trứng cá xuất hiện ở cả hai giới.

Trẻ bị béo phì có khả năng dậy thì sớm

   Theo các nhà khoa học sở dĩ có hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ béo phì là do có một loại hormon kích thích tố có tên là Leptin. Leptin được tiết ra từ các tế bào chất béo, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự thèm ăn và chức năng sinh sản của con người. Khi một đứa trẻ có đủ Leptin trong cơ thể, đó là lúc tuổi dậy thì bắt đầu xảy ra. Do đó người ta thấy rằng những trẻ bị thừa cân, béo phì, có nồng độ Leptin cao trong máu, sẽ dậy thì sớm hơn so với những trẻ bình thường khác. Hơn nữa các nghiên cứu còn thấy rằng: việc người mẹ của trẻ tăng cân nhanh trong thời kỳ có thai có liên quan đến bệnh béo phì của con họ sau này.

   Tất nhiên béo phì không phải là nguyên nhân duy nhất gây dậy thì sớm của trẻ em, dậy thì sớm còn có thể do các nguyên nhân khác như do chế độ ăn uống, lối sống, di truyền, chủng tộc, yếu tố môi trường, yếu tố xã hội v.v. Cho đến nay chúng ta chưa có phương cách nào có thế điều trị dậy thì sớm ở trẻ mà có lẽ chỉ có cách phòng ngừa khi trẻ còn bé, với những trẻ béo phì đã dậy thì thì khi giảm cân, quá trình dậy thì này vẫn tiếp tục không dừng lại.

   Vì vậy việc phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ em béo phì cần phải làm từ rất sớm, ngay cả khi các bà mẹ còn mang thai (không nên tăng cân quá nhiều), trước khi trẻ đến tuổi dậy thì cần phòng chứng béo phì của trẻ, bằng những việc làm cụ thể như cha mẹ trẻ cần chăm sóc trẻ và dạy trẻ làm sao để có một sức khỏe tốt nhất, với các biện pháp như cho trẻ biết cách học tập và vui chơi giải trí khoa học, tạo cho trẻ có thói quen tập thể dục thể thao đều đặn, hợp lý, cho trẻ có một chế độ ăn uống có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp, vừa đủ chất để trẻ phát triển nhưng tránh không được để dư thừa vì sẽ gây béo phì. Chỉ có như vậy mới mong ngăn ngừa được béo phì và dậy thì sớm ở trẻ bị béo phì.

Doctor SAMAN

TS.BS cao cấp Ngô Quang Trúc

Viện Y học bản địa Việt Nam

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/05.2018\/benh-beo-phi-o-tre-em.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/05.2018\/benh-beo-phi-o-tre-em.jpg","subHtml":""}]