UBND TỈNH THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN Y HỌC BẢN ĐỊA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 03 năm 2021
PHIẾU ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
- Tên nhiệm vụ:
Đánh giá hiệu quả lâm sàng sau can thiệp bằng COPDY trên bệnh nhân hen phế quản ngoài đợt cấp tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên.
- Căn cứ đề xuất(Theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 6 của Quy định Quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên):
- Tính cấp thiết; tầm quan trọng phải thực hiện đối với nhiệm vụ KH&CN; tác động và ảnh hưởng của dự kiến kết quả nghiên cứu đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Hen phế quản (HPQ) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới, mang tính chất xã hội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống với những hậu quả nghiêm trọng đến người bệnh, gia đình họ và xã hội: sức khoẻ suy giảm, tàn phế, tử vong sớm.
Bản hướng dẫn điều trị HPQ của GINA 2006 đã đề xuất phác đồ điều trị theo 5 bước, dựa trên mức độ kiểm soát hen của người bệnh. Đây là một sự thay đổi căn bản trong chiến lược điều trị và quản lý HPQ hiện nay. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy tỷ bệnh nhân không được kiểm soát theo thời gian vẫn còn cao, hơn nữa việc sử dụng thường xuyên ICS cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ như giọng khàn và khản tiếng, nấm họng vv… Do vậy việc sử dụng một số loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược nhằm mục đích hỗ trợ góp phần kiểm soát hen phế quản là việc làm rất cần thiết. Viện y học bản địa Việt Nam sau nhiều năm đã nghiên cứu thành công viên COPDY được chiết xuất từ công thức nền là bài cổ phương: Bạch hợp cố kim thang, trong sách Y phương giả tập và gồm các loại thảo dược quý như: ngải tiên, hoàng cầm, mạch môn, bối mẫu, bạch thược vv… nhằm mục đích hỗ trợ điều trị kiểm soát hen phế quản. Một nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả hỗ trợ điều trị kiểm soát hen của viên COPDY trong điều trị kiểm soát hen ở cộng đồng có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân hen nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị kiểm soát hen và giúp người bệnh hen có thêm một sự lựa chọn hỗ trợ kiểm soát hen phế quản hiệu quả, an toàn và hợp lý, góp phần giảm thiểu đợt cấp của bệnh. Chương trình nghiên cứu được sự đồng thuận của Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức cùng như sự nhất trí chủa lãnh đạo Viện y học bản địa Việt Nam.
Sự thành công của đề tài cũng sẽ là một căn cứ khoa học để viện y học bản địa Việt Nam công bố sản phẩm tiến tới chuyển giao công nghệ và sản xuất thành phẩm ra thị trường tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Mục tiêu của nhiệm vụ: Mục tiêu tổng quát; Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả điều trị kiểm soát sau điều trị bằng COPDY trên bệnh nhân hen phế quản sau 3 tháng.
- Đánh giá một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả điều trị kiểm soát sau 3 tháng
- Nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Liệt kê và mô tả tóm tắt những công việc của từng nội dung nghiên cứu và triển khai cần thực hiện để giải quyết các vấn đề và tạo ra sản phẩm theo đặt hàng,
Nội dung 1: Viết đề cương và kế hoạch nghiên cứu
Nội dung 2: Tiến hành thu thập thông tin vào mẫu phiếu điều tra
Công việc 1: Khám lâm sàng bệnh nhân và đo thông khí phổi, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc liên tục trong 3 tháng
Công việc 2: Đánh giá kết quả kiểm soát sau 3 tháng điều trị
- Các kết quả chính và các chỉ tiêu cần đạt (Trình bầy tóm tắt dự kiến loại sản phẩm có thể tạo ra trong các loại sản phẩm sau):
– Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác;
TT | Tên sản phẩm cụ thể và | Dự kiến số lượng/quy mô sản phẩm tạo ra | Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm |
1 | Thực phẩm bảo về sức khỏe mang tên (COPDY) dạng Viên | Số lượng theo nhu cầu bệnh nhân | Tiêu chuẩn nhà sản xuất (Có bản tiêu chuẩn sản phẩm kèm theo) |
– Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,…); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác
TT | Tên sản phẩm | Yêu cầu khoa học cần đạt |
– Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác
Số TT | Tên sản phẩm | Yêu cầu khoa học cần đạt | Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, Nhà xuất bản) | Số lượng |
Bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước | Đảm bảo chính xác,
tin cậy |
Tạp chí y học
Việt Nam |
01 |
– Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:
Số TT | Tên sản phẩm | Yêu cầu khoa học cần đạt |
- Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
7.1. Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường?)
– Sản phẩm có thể được sử dụng rộng rãi trên bệnh nhân hen phế quản
7.2. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)
– Giá thành phù hợp với bệnh nhân
7.3. Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp
– Nghiên cứu sẽ được chuyển giao tới các doanh nghiệp để sản xuất
7.4. Mô tả phương thức chuyển giao (Nếu có)
- Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của nhiệm vụ
– Bệnh nhân hen phế quản
- Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
– Góp phần kiểm soát an toàn, hiệu quả đối với bệnh nhân hen phế quản
- Dự kiến thời gian để đạt được các kết quả:
– Sau 12 tháng
- Dự kiến nhu cầu kinh phí:
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN (Họ, tên và chữ ký – đóng dấu đối với tổ chức) |