Trong tâm thần học, người ta có thể dùng nhiều phương pháp để giúp cho nghiên cứu và khám bệnh nhân,… phương pháp dùng những thang điểm (còn gọi là test) được xem là khá cần thiết và quan trọng.

Bài này, chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đọc bảng đánh giá trạng thái tâm thần một cách sơ bộ và đơn giản, gọi tắt là bảng MMSE, hiện nay đang được dùng phổ biến. Bảng MMSE để đánh giá “một người nào đó” có bị rối loạn tâm thần hay không?

Bảng gồm có 6 mục được đánh số La mã từ I đến VI, tổng số là 30 điểm.

I. Định hướng (10 điểm): chúng ta lần lượt hỏi đối tượng :

  1. Hôm nay là ngày thứ mấy? (chẳng hạn thứ hai).
  2. Hôm nay là ngày bao nhiêu? (chẳng hạn ngày mồng 6).
  3. Tháng này là tháng mấy? (chẳng hạn tháng 3)
  4. Mùa này là mùa gì? (chẳng hạn mùa xuân).
  5. Năm nay là năm bao nhiêu? (chẳng hạn 2019).
  6. Chúng ta hiện đang ở đâu? ( chẳng hạn ở nhà bố mẹ đẻ).
  7. Hiện đang ở tầng thứ mấy? (chẳng hạn tầng 5).
  8. Chúng ta đang ở thành phố nào? ( chẳng hạn Hà Nội).
  9. Chúng ta đang ở quận/huyện nào? (chẳng hạn quận Cấu giấy).
  10. Nước chúng ta là nước gì? (chẳng hạn Việt Nam).

II. Ghi nhớ (3 điểm)              

11 – 13: Bắt đối tượng nhắc lại 3 từ : Quả mít, chìa khóa, bút chì.

III. Tính nhẩm (5 điểm)

14 – 18: Bảo đối tượng làm phép tính nhẩm : 100 - 7. Chú ý không được dùng bút giấy hay bảng tính.

Bắt đầu 100 - 7 = 93 ; 93 -7= 86 ; 86 - 7= 79 ; cứ như vậy làm tiếp cho đến 13- 7 = 6; làm tổng cộng 05 thao tác : 100 - 7.

IV. Trí nhớ (3 điểm)

19 – 21: Nhắc lại 3 từ của phần II gồm : Quả mít, chìa khóa, bút chì.

V. Ngôn ngữ (8 điểm) hỏi tiếp :

22. Đây là cái gì ? ( chỉ vào cái đồng hồ).

23. Đây là cái gì ? (chỉ vào cái bút chì).

Xem đối tượng trả lời thế nào? có đúng hay sai?

24. Bảo đối tượng nhắc lại: « Không nói nếu, không nói nhưng ».

25 - 27. Hướng dẫn đối tượng thao tác theo thứ tự sau: Cầm lấy tờ giấy – Gấp đôi vào giữa – Đặt lên bàn. Xem có làm đúng theo quy trình không?

28. Bảo đối tượng: Đọc và làm theo trên giấy « Hãy nhắm mắt lại », cũng xem có làm đúng hay không ?

29. Bắt đối tượng: Hãy viết một câu ra tờ giấy ( ví dụ : Dân tộc ta là dân tộc anh hùng).

VI. Vận động

30. Bảo đối tượng vẽ 2 hình ngũ giác.

Hai hình ngũ giác có thể độc lập hay liền kề nhau: xem kết quả có làm được không và có đúng không?


Hình ngũ giác

Xử lý và đánh giá kết quả: 

24 – 30: không suy giảm nhận thức; 

19 – 23: suy giảm nhận thức nhẹ; 

10 – 18: suy giảm nhận thức trung bình; 

        < 9: suy giảm nhận thức nghiêm trọng.

Doctor SAMAN
TS.BS Cao Cấp Ngô Quang Trúc

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/test%20tam%20than%20yhbd.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/test%20tam%20than%20yhbd.png","subHtml":""}]