Mangiferin-hoạt chất sinh học tiềm năng trong Lá xoài- Mangifera indica L

Mangiferin (MGF) là một trong những hợp chất sinh học có lợi cho sức khỏe của con người. MGF tồn tại trong tự nhiên, là hợp chất polyphenol đa vòng thơm, thuộc nhóm Flavonoids, có công thức hóa học C19H18O11.

Công thức hóa học của Mangiferin

MGF tự nhiên được nghiên cứu tìm thấy trong chất chiết của một số loài như: cây Xoài, cây Dó bầu, và một số cây họ Cánh Bướm.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Nghiên cứu phân lập hoạt chất Mangiferin từ lá Xoài, sử dụng phương pháp chiết âm sâu với dung môi methanol kết quả thu được  hiệu suất thu nhận hợp chất MGF là cao nhất (6,46%). Hoạt chất thu được thể hiện hoạt tính chống oxi hóa bằng phương pháp quét gốc tự do DPPH và hoạt tính gây độc tế bào trung bình trên 4 dòng tế bào ung thư người gồm: ung thư biểu mô (KB), ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (LU-1) và ung thư vú (MCF-7), với các giá trị IC50 tương ứng: 11,95; 13,75; 15,65; 16,84 µg/ml. Ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú ở người.

Kết quả định tính và định lượng bằng phương pháp HPLC, của Đại học Bách Khoa trong Nghiên cứu khác về Mangiferin trong dịch chiết lá Xoài là 59,427 mg/ml. Thử hoạt tính kháng oxi hóa của dịch chiết lá Xoài cho kết quả bằng 73,21% Vitamin C. Có thể thấy tác dụng chống oxi hóa của dịch chiết lá Xoài là rất cao, có thể ứng dụng tách chiết hoạt chất và nghiên cứu tạo sản phẩm trong thực phẩm và mỹ phẩm.

Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam do ThS. Nguyễn Ngọc Thanh là chủ nhiệm đề tài, đã thực hiện: “Nghiên cứu phân lập hoạt chất Mangiferin từ lá cây Dó bầu”. Kết quả thu được hiệu suất thu hồi sản phẩm là 59%, 5kg nguyên liệu khô thu được 1kg sản phẩm MGF. Kết quả thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa của MFG cho giá trị EC50 = 31,5 µg/ml.

MGF điều chỉnh chuyển hóa và hội chứng chuyển hóa

Mangiferin điều biến các quá trình sinh học liên quan đến chuyển hóa và rối loạn chuyển hóa

Tác dụng của Mangiferin. 

Mangiferin có vai trò làm ổn định đường huyết trong máu bằng cách làm giảm đường huyết, ảnh hưởng đến mức insulin, đề kháng insulin, dung hòa glucose. Hợp chất tác động lên cả hai quá trình tổng hợp và phân giải glucose thông qua các emzyme liên quan. Cơ chế của mangiferin là tác dụng  làm hạn chế sự hình thành glucose, như vậy làm hạn chế lượng đường trong cơ thể, giảm chỉ số đường huyết.

Mangiferin có khả năng làm giảm cholesterol xấu, các lipid tự do sinh ra trong quá trình tổng hợp trong cơ thể. Hợp chất có thể hạn chế và ngăn ngừa các lipid có hại cho cơ thể, giảm cholesterol xấu cho cơ thể, các acid béo tự do. Như vậy Mangiferin có thể làm giảm tổng cholesterol tổng, hạn chế các căn bệnh liên quan đến mất cân bằng acid béo, chuyển acid béo thấp,... 

Ngoài ra, mangiferin là một trong những hợp chất thuộc nhóm flavonoids (polyphenol), một trong những hoạt chất sinh học có phổ rộng.Hợp chất này đồng thời cùng với các hợp chất khác như alkaloids, glycoside,...giúp cho các sản phẩm giàu mangiferin như trà từ lá trầm hương có khả năng chống lại và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến virus như virus Heppes đơn.

Ngoài hoạt chất sinh học mangiferin, chất chiết lá xoài non còn có các chất chống oxi hóa điển hình là các polyphenol như: xanthonoid, flavonoid, tanin... giúp lá xoài có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.

Lá xoài non chứa hoạt chất sinh học chống oxi hóa

Mỗi loài cây xung quanh chúng ta đều có những hoạt chất đặc biệt, chỉ khi được nghiên cứu chuyên sâu thì nó mới bộc lộ những tác dụng tuyệt vời của mình. Và cây Xoài cũng là một trong số đó.

NCV. Nguyễn Thục Quyên

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/0603-2021-1.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/0603-2021-1.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/0603-2021-2.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/0603-2021-2.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/0603-2021-3.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/0603-2021-3.jpg","subHtml":""}]