Tầm quan trọng của sức khỏe Não bộ và cách chăm sóc.

Não là bộ phận quan trọng nhất, tham gia vào tất cả các hoạt động của cơ thể. Mọi cơ quan cơ thể khỏe mạnh hay bệnh tật, đều có liên hệ trực tiếp tới sức khỏe của Não bộ. Mục tiêu duy trì, củng cố và phục hồi chức năng Não để hệ thần kinh hoạt động trơn tru và bình thường là ưu tiên của mọi ưu tiên.

1. Vai trò chủ yếu của Não bộ

  1. Thực hiện các chức năng cơ bản: Não bộ điều khiển các chức năng cơ bản như hô hấp, nhịp tim và tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, sinh sản 1 cách tự động.

  2. Điều hợp mọi hoạt động, chuyển động: Các động tác chủ ý và không chủ ý theo hoàn cảnh linh hoạt và chính xác.

  3. Quản lý cảm xúc, tình cảm, tình huống, trạng thái tâm thần theo những cách có lợi nhất cho chủ thể.

  4. Sử lý quá trình học tập và nhớ: Tiếp thu thông tin, học tập tự học tập, xử lý, lưu trữ một cách có chủ ý và không chủ ý theo nhu cầu cơ thể.

  5. Điều chỉnh quá trình vào giấc ngủ và thức dậy.

  6. Điều khiển mọi hành vi trước môi trường xã hội phù hợp hoàn cảnh và mong muốn của chủ thể.

  7. Não bộ điều khiển quá trình đói, ăn uống, cảm nhận ngon miệng hoặc không phù hợp khẩu vị qua vị giác, khứu giác và khi nào ngưng ăn.

  8. Não bộ tham gia vào vận hành hệ thống phản ứng bảo vệ của cơ thể với các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus, đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái đề kháng với các bệnh tật.

  9. Não bộ giúp chúng ta có trải nghiệm ý thức và nhận thức về thế giới xung quanh thông qua thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác để tạo ra những phản ứng thích hợp và lập kế hoạch, ra quyết định dựa trên thông tin có được.

2. Cách chăm sóc sức khỏe của Não bộ.

  1. Tập thể dục đều đặn: Thể dục giúp cung cấp lưu lượng máu và dưỡng chất cho não bộ, cải thiện tư duy tăng cường trí nhớ.

  2. Đảm bảo giấc ngủ đủ: Ngủ đủ giấc, ngủ sâu giúp não bộ nghỉ ngơi và phục hồi.

  3. Kích thích trí tuệ: Duy trì, củng cố não bộ bằng cách đọc sách, giải các trò chơi trí tuệ, học hỏi điều mới mỗi ngày duy trì hoạt động có sử dụng trí tuệ đều đặn.

  4. Giảm căng thẳng: Căng thẳng vừa có lợi vừa có hại cho não bộ, nếu căng thẳng kéo dài cần giảm căng thẳng như yoga, thiền định, tham gia vào các hoạt động giải trí thú vị để tạo cảm giác thư giãn.

  5. Giữ trí não minh mẫn: Thực hiện các bài tập não bộ như giải câu đố, chơi các trò chơi trí tuệ, học một ngôn ngữ mới, và tham gia vào các hoạt động thú vị để kích thích trí não và duy trì sự nhậy bén.

  6. Tránh các chất gây hại cho não: Tránh sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá, và rượu, chúng gây hại cho não bộ và ảnh hưởng xấu đến chức năng của não.

  7. Duy trì sự tương tác xã hội: Giao tiếp và tương tác với người khác là cách tuyệt vời để kích thích não bộ học hỏi và hoạt động trong môi trường xã hội.

  8. Thực hiện kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ và thăm khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường liên quan đến não.

Chăm sóc não bộ mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe và trạng thái tinh thần của chúng ta, giúp tăng cường khả năng tập trung, nâng cao trí nhớ, cải thiện khả năng học tập và quản lý cảm xúc. Giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến não bộ như Alzheimer, Parkinson, Động kinh, Mất ngủ, Trầm cảm, Rối loạn lo âu, …

 

Cử Nhân : Bùi Chung hiếu

Tổng hợp

 

 

 

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/s%E1%BB%A9c%20kh%E1%BB%8Fe%20N%C3%A3o%20b%E1%BB%99.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/s%E1%BB%A9c%20kh%E1%BB%8Fe%20N%C3%A3o%20b%E1%BB%99.png","subHtml":""}]