1. Chẩn đoán bệnh sán dây lợn trưởng thành

Phải căn cứ kiểm tra phân bằng mắt thường, xét nghiệm phân tìm đốt sán, vì sán rụng thường 5 - 6 đốt dính nhau, có thể thấy bằng mắt thường. Rất hãn hữu mới thấy trứng sán trong phân, chỉ khi đốt sán vỡ vì một lý do nào đó

2. Chẩn đoán bệnh ấu trùng Sán dây lợn

Ấu trùng sán có thể nhìn thấy nổi trên da như hạt gạo, hơi trong/đục, dân gian gọi là “người gạo”. Sinh thiết các nang dưới da, chụp CT scaner não chỉ khi nghi ngờ có nang ấu trùng ở não, thường gặp ở khoang dưới nhện. Trường hợp ấu trùng ở mắt có thể soi đáy mắt.

Ngoài ra có thể kết hợp các phản ứng miễn dịch huỳnh quang, ELIDA những xét nghiệm huyết thanh này chỉ có giá trị định hướng. Khi phản ứng kháng thể/kháng nguyên, gọi là chẩn đoán huyết thanh dương tính có 2 trường hợp xảy ra:

  1. Đã từng nhiễm sán dây lợn ít nhất là 1 lần nhưng không chắc chắn có sự hiện diện của sán, ấu trùng sản trong cơ thể. Vì sán đã từng hiện diện ở cơ thể người, nhưng nay đã có thể đào thải hết, tuy nhiên kháng thể kháng kháng sán vẫn còn nên xét nghiệm dương tính. Người nông thôn Việt nam có thể dương tính về huyết thanh, nhưng không có nghĩa là mắc bệnh.
  2. Đã từng nhiễm sán dây lợn ít nhất là 1 lần và hiện tại có thể đang có sự hiện diện của sán hoặc ấu trùng sán trong cơ thể. Trường hợp này cũng dễ phát hiện, vì đi cầu có 5-6 đốt sán dính vào nhau, ra theo phân hoặc trên da tay, bụng, ngực,... thấy những hạt nỏi dưới da như hạt gạo, nên gọi “người gạo”; ở lợn thì gọi “lợn gạo”.

Những ngày qua có nhiều cháu nhỏ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đi xét nghiệm huyết thanh ồn ã, nhưng các gia đình không nên lo lắng, vì đó mới chỉ là xét nghiệm huyết thanh. Các vị không hiểu về ký sinh trùng không nên đọc trên mạng kháo nhau, viết nọ kia, rồi vô tình tạo ra sự xáo trộn, lo lắng,... cho cuộc sống các gia đình, gây thiệt hại vô lý cho người nuôi lợn.
Sán dây lợn là ký sinh trùng, sán dây mầu trắng, dài từ 2- 3m, đặc biệt có thể tới 8m sống nhờ ở trong ruột non của người. Cơ thể sán gồm khoảng 900 đốt, đầu sán rất nhỏ, đường kính đầu khoảng 1mm, có vòng móc và 4 hấp khẩu tròn để bám vào thành ruột. Cổ sán dài 5mm, tiếp theo cổ là các đốt sán non, rồi đến các đốt trưởng thành và đoạn cuối thân là các đốt già. Các đốt trưởng thành, trong mỗi đốt có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái, nên sán dây là loại lưỡng tính, tự sinh sản. Khi sán phát triển đạt tới độ dài nhất định, khoảng 2 đến 4m thì trong những đốt già, cơ quan sinh dục đực bị teo đi, cơ quan sinh dục cái phát triển hoàn thiện, đó là tử cung, bên trong tử cung chứa đầy trứng hình tròn, khoảng 50 000 trứng trong một đốt. Tử cung chia 12 nhánh, đặc điểm của tử cung sán là ống tắc nên sán không đẻ được trứng trong ruột người mà trứng phải theo đốt già rụng đi theo phân ra ngoài môi trường. Sán dây lợn rụng 5 - 6 đốt dính nhau, hãn hữu mới thấy trứng sán trong phân, chỉ khi đốt sán vỡ do va chạm, giẫm đạp mới chính thức phóng thích trứng sản ra môi trường.

Ở một số vùng nông thôn vẫn dùng phân bắc tươi làm phân bón cho cây trồng, hoặc xây dựng hố xí chưa hợp vệ sinh để phân lan tràn ra bên ngoài, ruồi nhặng sẽ là ô tô vận chuyển trứng sán, là điều kiện cho trứng sán phát tán trong đất, nước, rau, cỏ, củ quả, thóc,... Trứng sán sớm thành ấu trùng 6 móc, người hoặc lợn ăn phải trứng, vào tới ruột non, ấu trùng 6 móc thoát khỏi vỏ trứng, chui qua thành ruột vào mạch máu, tới tim phổi, từ đó nó theo hệ tuần hoàn tới “ăn nhờ ở đậu” tại bộ phận ưa thích như mắt, não, dưới da, cơ, ruột,... dưới dạng bọc ấu trùng hình hạt gạo mọng nước. Riêng ấu trùng vào ruột, ở luôn trong ruột, mà không phát tán theo hệ tuần hoàn sẽ phát triển thành sán trưởng thành sau 3 tháng và sống tới 50 năm.

Đốt già của sán dây lợn màu trắng ngà giống màu sơ mít trắng, nhưng ngắn và dẹt, dài 10 - 12 mm, rộng 5 - 6 mm; trứng sán hình tròn màu vàng xám, vỏ có 2 lớp, bên trong có nhân hoặc hình ảnh 6 móc của ấu trùng, đường kính  30 - 35 µm; Nang ấu trùng sán lợn hình hạt gạo mọng nước màu trắng đục, kích thước 15mm x 7 - 8 mm.


Đốt già của sán dây lợn

Trứng của sán dây lợn

Có trường hợp người bị tự nhiễm ấu trùng sán: Những người mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non, vì một lý do nào đó như say tàu, say xe, phụ nữ có thai, sốt cao... bị nôn oẹ. Đốt sán già rụng ra ở ruột non sẽ theo nhu động ngược lên dạ dày, dưới tác dụng dịch tiêu hoá, đốt sán vỡ ra, trứng từ các đốt già được giải phóng, sau đó trứng sán xuống ruột non sẽ phát triển như những trường hợp nuốt phải trứng sán. Theo Phạm Hoàng Thế thì có tới 54% người bị bệnh ấu trùng sán dây lợn có tiền sử hoặc đang bị bệnh sán dây lợn trưởng thành. Như vậy người có thể bị 2 thể bệnh của bệnh sán dây lợn: 1) Bệnh ấu trùng sán dây lợn do ăn phải trứng sán; 2) Bệnh sán dây lợn trưởng thành do ăn phải ấu trùng sán.


Sán dây lợn khi được sổ ra ngoài

Ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun đun sôi trong vòng 2 phút. Vì thế, cần ăn thức ăn nấu chín, ăn rau sống sạch, rửa tay trước khi ăn sẽ phòng được nhiễm sán lợn. Kiểm dịch cho gia súc, vệ sinh môi trường là các biện pháp phòng hiệu quả.

Sán dây lợn là bệnh về cơ bản là không nguy hiểm, Việt nam hoàn toàn có đủ nhiều loại thuốc  để chữa đặc hiệu bệnh này, như: Albendazol, praziquantel, niclosamid, tribenniridine ...

Doctor SAMAN
ThS.BS Phạm Thị Hiển

 

 

 

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/%C4%91%E1%BB%91t%20s%C3%A1n%20yhbd.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/%C4%91%E1%BB%91t%20s%C3%A1n%20yhbd.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/tr%E1%BB%A9ng%20s%C3%A1n%20yhbd.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/tr%E1%BB%A9ng%20s%C3%A1n%20yhbd.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/s%C3%A1n%20d%C3%A2y%20yhbd.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2019\/s%C3%A1n%20d%C3%A2y%20yhbd.jpg","subHtml":""}]