Theo tin tức cập nhật của Bộ Y tế, tính đến ngày 18/11, dựa trên thống kê của Worldometers.info, toàn thế giới có 56,758,768 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID 19. Trong đó, con số người tử vong lên đến hơn 1 triệu người, một con số chấn động. Các ca mắc mới vẫn không có chiều hướng giảm xuống, các nước đang chạy đua trên cung đường tìm ra vaxcin đặc trị, đã có những thành tựu nhất định nhưng không phải là dễ dàng.

Người bệnh có các triệu chứng giống như cảm cúm thông thường nhưng tiến trình bệnh phát triển nhanh chóng và nặng nề dẫn đến tử vong. Giả thiết đặt ra, giải cảm và tăng đề kháng bằng đông y liệu có tác dụng?

Ngày 17/3, Bộ Y tế có công văn số1306/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.

Theo đó, tinh dầu giúp diệt khuẩn trong không khí, diệt khuẩn đường hô hấp và nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Có một số phương pháp như sau:

Tinh dầu giúp diệt khuẩn trong không khí, diệt khuẩn đường hô hấp và nâng cao sức đề kháng hiệu quả.

Phương pháp 1:

- Nguyên liệu: Sử dụng dược liệu chứa tinh dầu: Sả chanh, Bạc hà, Quế, Mùi, Bưởi, Tràm gió, Màng tang, Long não, Kinh giới, Tía tô…

- Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại từ 200 - 400g tùy theo diện tích phòng, cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm 2 lần, sáng và chiều.

Phương pháp 2:

- Nguyên liệu: tinh dầu Sả chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế, Long não...

- Liều dùng, cách dùng: Tùy theo diện tích phòng (10 – 40m2), lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 – 4ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, hoặc xịt vào chỗ cần sát khuẩn, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 – 3 lần.

Có thể dùng cồn 70 độ để sát khuẩn, lau đồ dùng, dụng cụ trong nhà, dụng cụ nhà bếp giúp diệt khuẩn hiệu quả.

Trên đây là những phương pháp diệt khuẩn bên ngoài, để phòng tránh tối đa dịch bệnh xâm nhập ta cần có một cơ thể khỏe mạnh. Vì thế không phải là bác sĩ mà chính bạn mới là chiến sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh covit-19. Cho tới hiện tại hệ miễn dịch tốt là công cụ hiệu quả nhất giúp bạn đương đầu với đại dịch.

Trên thực tế, bất kể ai (dù là trẻ em hay người lớn) nếu có một hệ thống miễn dịch tốt thì đều có cơ thể khỏe mạnh và khi nhiễm bệnh lý gì cũng sẽ có sức chống chọi và hồi phục nhanh chóng hơn so với những người có hệ miễn dịch yếu kém. Đó là lý do vì sao chúng ta được Bộ y tế khuyến cáo phòng tránh đặc biệt cho trẻ em, người từ 50 tuổi trở lên và những người có bệnh lý nền.

Theo Y học cổ truyền, một số loại thảo dược như: kim ngân hoa, cam thảo, lá chay, hoàng kỳ, phòng phong... được sử dụng trong các bài thuốc cổ xưa giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ miễn dịch cho cơ thể.

Trích theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam của Gs Võ Văn Chi: Kim Ngân hay còn gọi là Nhẫn đông

Tên khoa học: Lonicera japonica Thumb., thuộc họ Kim ngân - Caprifoliaceae

Cây leo bằng thân quấn dài tới 10m. Cành non có lông mịn, thân già xoắn. Lá nguyên, mọc đối; phiến lá hình trứng, dài 4-7cm, rộng 2-4cm, cả hai mặt lá đều có lông mịn. Hoa mọc từng đôi một ở các nách lá gần ngọn. Khi mới nở cánh hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng nhạt, mùi thơm nhẹ; 5 cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 môi; 5 nhị thò ra ngoài cánh hoa. Bầu hạ. Quả hình trứng, dài chừng 5mm, màu đen.

Phân bố phổ biến ở miền Bắc nước ta, mùa hoa từ tháng 2-5, kéo dài đến tháng 6-7, mùa quả tháng 6-8. Bộ phận dùng là hoa và thân dây, thu hái lúc 9-10 giờ sáng, khi hoa chớm nở; dây có thể thu hái quanh năm.

Kim ngân hoa có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ. Nước sắc Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn, tác dụng trên chuyển hoá chất béo, thêm đường huyết và chống choáng phản vệ, không có độc tính.

Cây Kim Ngân

Cây Kim Ngân

Công dụng: Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Ngày dùng 6-15g hoa dạng thuốc sắc hoặc hãm uống. Nếu dùng dây thì lấy lượng nhiều hơn 9-13g. Cũng có thể ngâm rượu hoặc làm thuốc hoàn tán. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.

Kim Ngân Hoa sử dụng trong bài thuốc:

Ngân kiều tán: có tác dụng trong điều trị các bệnh lí đường hô hấp trên như cảm cúm, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan cấp:

  • Hoa kim ngân 40g, liên kiều 40g, kinh giới tuệ 16g, cát cánh 24g, đạm đậu sị 20g, bạc hà 24g, ngưu bang tử 24g, đạm trúc diệp 16g, tất cả sấy khô tán bột, có thể thành viên. Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần uống 12g bột.

Chữa cảm cúm:

  • Kim ngân 4g, tía tô 3g, kinh giới 3g, cam thảo đất 3g, cúc tần hay sài hồ nam 3g, mạn kinh 2g, gừng 3g lát . Tất cả dùng lá phơi khô, sắc uống.

Chữa viêm phổi:

  • Kim ngân hoa, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 20g, địa cốt bì, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 16g, hoàng liên 12g,xương bồ 6g, sắc uống ngày một thang
  • Kim ngân, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 20g, liên kiều, uất kim, đan bì, mỗi vị 12g, hoàng liên, thạch xương bồ, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa áp xe phổi giai đoạn viêm nhiễm, sung huyết khởi phát:

  • Kim ngân, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 20g, tang bạch bì, ý dĩ, mỗi vị 16g, kinh giới, hạnh nhân, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang.

Chữa áp xe phổi giai đoạn toàn phát:

  • Kim ngân 20g, hoàng đằng, ý dĩ, mỗi vị 16g, liên kiều, hoàng liên, đào nhân, mỗi vị 12g, đình lịch tử 8g,sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm phổi trẻ em:

  • Kim ngân hoa 16g, thạch cao 20g, tang bạch bì 8g, tri mẫu, hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 6g, cam thảo 4g, sắc uống.

Khi dùng kết hợp với bài thuốc thanh dinh thang có tác dụng trong các trường hợp sốt cao mà hao tổn tân dịch:

Tê giác: 1-4 gam, Huyền sâm: 8-16 gam, Ngân hoa: 12-20 gam, Hoàng liên: 4-8 gam, Mạch môn đông: 8-16 gam, Sinh địa: 20-40 gam, Trúc diệp tâm: 4-8 gam,  Liên kiều: 8-20 gam, Đan sâm: 8-20 gam.

Hoa Kim Ngân

Hoa Kim Ngân

Kim Ngân Hoa được nghiên cứu và chứng minh bằng thực nghiệm cụ thể, nghiên cứu cho thấy trong nước hoa kim ngân có tác dụng ức chế làm giảm mạnh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga.

Năm 1950, Trung Hoa Tấn y học báo đã nghiên cứu thành công có thể sử dụng nước sắc cô đặc của hoa Kim Ngân để thấy được tác dụng kháng sinh cực mạnh đối với các vi trùng ly, tụ cầu khuẩn, thương hàn, liên cầu khuẩn tiêu máu, tả, phế cầu khuẩn.

Sở nghiên cứu Trung y dược tỉnh Giang Tây năm 1960 đã nghiên cứu so sánh công dụng kháng sinh của nước sắc lá và nước sắc hoa Kim Ngân. Kết quả cho thấy nước sắc lá với nống độ 20 – 1,2% có công dụng ức chế vi trùng lỵ Shiga. Nước sắc lá 20 – 5% có tác dụng giảm sinh sôi đối với vi trùng phó thương hàn A. Tuy nhiên trong nghiên cứu lại thấy nước sắc hoa lại không có kháng sinh, do đó các nhà nghiên cứu cho rằng việc có tác dụng kháng sinh phụ thuộc vào thời kỳ hái hoa sớm hay muộn.

Với các hợp chất trên cây kim ngân có nhiều tác dụng đặc biệt chuyển hóa chất béo, ngăn chặn choáng phản vệ. Kim Ngân còn có tác dụng khung phong, tán nhiệt, kháng viêm giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

Kim ngân hoa còn có trong bài thuốc hỗ trợ miễn dịch cơ thể “Thảo dược đông y tăng cường sức đề kháng” – với người đứng đầu trong chuyên đề nghiên cứu là hậu duệ 18 đời của Đại danh y Lê Hữu Trác, thầy thuốc ưu tú, BS CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT Trung ương.

Nguyên lý tác động của bài thuốc dựa trên phương thuốc cổ phương “Thập toàn đại bổ”. Đây là sự kết hợp giữa Tứ quân tử thang (Đảng sâm, Cam thảo, Phục linh, Bạch truật) tác dụng bồi bổ khí, tiện tỳ và Tứ vật thang (Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung) giúp bổ huyết, gia thêm Hoàng kỳ, Quế nhục. Kim ngân hoa thanh nhiệt, tiêu viêm. Thập toàn Đại bổ là bài thuốc cổ truyền nổi tiếng, đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc, Việt Nam.

Với nguyên tắc điều trị tập trung vào bồi bổ khí huyết, bài thuốc hỗ trợ toàn diện cho bệnh nhân thời kỳ suy nhược cơ thể, tăng cường miễn dịch và ức chế khả năng xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh. 

Y học cổ truyền mang lại cho thế hệ sau vô vàn kiến thức về các loại dược liệu, việc của chúng ta là tìm và vận dụng vào cuộc sống hiện đại.

(Còn tiếp)

CN.NCV Nguyễn Thị Quyên

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2020\/tinh-dau.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2020\/tinh-dau.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2020\/cay-kim-ngan.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2020\/cay-kim-ngan.jpg","subHtml":"C\u00e2y Kim Ng\u00e2n"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2020\/hoa-kim-ngan.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2020\/hoa-kim-ngan.jpg","subHtml":"Hoa Kim Ng\u00e2n"}]