Trầm cảm chắc chắn gắn liền với đại dịch Covid-19 như hình với bóng. Đại dịch gây thiệt hại càng nhiều và thời gian càng kéo dài thì số người trầm cảm lại càng tăng và càng trầm trọng hơn. Vì đi liền với dịch bệnh là phát sinh sang chấn tâm lý hay sang chấn tâm thần mà chúng ta quen gọi stress. Nó có thể tạo thành vòng xoắn bệnh lý: Dịch bệnh sinh ra stress, stress lại gây trầm cảm và trầm cảm lại phụ thuộc vào tình hình bệnh bệnh. Tuy vậy khi dịch hết nhưng trầm cảm đã nằm trong tâm trí chúng ta, ảnh hưởng cơ thể ta lâu dài hằng chục năm trời.

Trầm cảm gắn liền với đại dịch Covid-19 như hình với bóng - yhocbandi.vn

Trầm cảm gắn liền với đại dịch Covid-19 như hình với bóng

Ban đầu có thể chỉ là dấu hiệu nhẹ như lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, khó ngủ, ít ngủ hoặc mất ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ cảm thấy  mất hứng thú, chán nản, lo âu, buồn rầu, hình dung nhưng hình ảnh chết chóc… nặng hơn có triệu chứng loạn cảm giác bản thể (chân tay lạnh, tê tay chân, đau ngực, khó thở…) hoặc rối loạn hành vi tác phong, ảo giác, hoang tưởng mắc bệnh covid 19, cảm giác bị công an, nhân viên y tế theo dõi, cảm giác người cùng phòng cách ly là nguồn lây, nghĩ rằng mình đã bị lây, bị buộc tội khai báo y tế không trung thực... Người đã có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư… khi có dịch Covid-19 nếu sẵn bị trầm cảm thì nguy hiểm hơn.

Một vấn đề cần chú ý nữa, những người mắc các bệnh nền này thường đã ít nhiều bị các triệu chứng bệnh trầm cảm nay có dịch bệnh Covid-19, thêm stress mới cũng làm bệnh trầm cảm tăng gấp bội phần.

Hiện nay đại dịch Covid-19 đã lan ra khắp thế giới, đã bước sang tháng thứ 4, khởi nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối tháng 12 năm 2019, nguyên nhân gây bệnh Covid-19 là Virus Corona chủng mới. Tính đến nay (ngày 08/04/2020), đại dịch đã lan ra tới 209 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1,4 triệu người nhiễm bệnh, hơn 81 nghìn người đã tử vong (theo thông báo của đại học Johns Hopkins, Mỹ). Số ca nhiễm bệnh và số người chết do Corona chủng mới vẫn còn tiếp tục tăng mỗi ngày, đại dịch vẫn còn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt; Covid-19 đã trở thành thảm họa lớn nhất cho nhân loại kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.

Trong lịch sử loài người đã trải qua nhiều đại dịch (theo Business Insider có 11 đại dịch), nhiều đại dịch đã làm rung chuyển thế giới và làm thay đổi cả hình thái kinh tế - xã hội: Ví dụ đại dịch đầu tiên xảy ra năm 483-565, vào thời đại đế chế Byzantine (còn gọi đế quốc Đông La Mã), do vi khuẩn dịch hạch có tên Yersinia Pestis gây ra, làm chết 50 triệu người kéo dài cả một dải từ Trung Á, Trung Đông đến Bắc Phi, khi hết đại dịch này cũng là dấu chấm hết cho đế quốc hùng mạnh Byzantine. Đại dịch “cái chết đen” (cũng do vi khuẩn dịch hạch), xảy ra ở thế kỷ XIV, giết đi 60% dân số châu Âu, đại dịch này cũng khởi đầu cho sự suy tàn của chế độ nông nô. Nhìn chung các đại dịch đều tác động sâu sắc đến nền kinh tế, văn hóa và làm thay đổi nền văn minh của nhân loại

Hiện nay, đại dịch Covid-19 mà chúng ta đang phải hứng chịu đang gây những tác động toàn diện, to lớn và rất nghiêm trọng trên tất cả các mặt cho thế giới trong đó có Việt Nam, nhất là trong thời kỳ hội nhập toàn cầu này.

Ở Việt Nam, dịch bệnh làm trường học phải đóng cửa, hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng, các vấn đề an sinh xã hội, tội phạm gia tăng… Quá trình diễn biến kéo dài của bệnh dịch Covid-19 làm đảo lộn cuộc sống của mỗi một người dân, mỗi một gia đình, mỗi thôn xóm, xã, huyện, tỉnh của nước ta. Bệnh dịch làm nảy sinh và gia tăng các yếu tố tâm lý - xã hội tiêu cực không tốt cho sức khỏe đó là những stress và stress này có thể là nguyên nhân để gây một số bệnh tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng. Tuy nhiên, stress không phải lúc nào cũng gây bệnh trầm cảm, có khi nó chỉ là yếu tố khởi động, có gây được bệnh hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có tố bẩm tâm thần, nhân cách và sức khỏe của mỗi người. Để hạn chế trầm cảm chúng ta cần phòng tránh stress, rèn luyện có một nhân cách vững vàng để chống lại stress, có chế độ rèn luyện thân thể và ăn uống hợp lý, có cuộc sống hài hòa với cộng đồng - xã hội. Khi bạn có các triệu chứng trầm cảm, bạn nên đi khám bác sỹ, nhất là bác sỹ chuyên khoa tâm thần để có tư vấn và phương pháp điều trị tốt nhất.

Viện Y học bản địa Việt Nam đã nghiên cứu nhiều loại thuốc để điều trị trầm cảm, trong đó có sản phẩm có tên: TRC-SAMAN để phòng và điều trị trầm cảm rất hiệu quả do các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu và áp dụng thành công từ nhiều năm nay. Ưu điểm vượt trội của TRC-SAMAN là nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cao khi sử dụng. Tuy nhiên TRC-SAMAN có trị được trầm cảm do cách ly trong dịp dịch Covid hay không là chưa được kiểm chứng.

Tiến sỹ bác sỹ cao cấp Ngô Quang Trúc

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/04.2020\/depression-covid19.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/04.2020\/depression-covid19.jpg","subHtml":"Tr\u1ea7m c\u1ea3m g\u1eafn li\u1ec1n v\u1edbi \u0111\u1ea1i d\u1ecbch Covid-19 nh\u01b0 h\u00ecnh v\u1edbi b\u00f3ng - yhocbandi.vn"}]