A. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Tử vong mẹ (TVM) là những trường hợp phụ nữ bị tử vong khi mang thai hoặc 42 ngày sau khi chấm dứt thai nghén vì bất cứ lý do gì trừ nguyên nhân tử vong do tai nạn và tự tử. Các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Trình độ kỹ thuật, điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc y tế thiếu thốn, thói quen và nhận thức hạn chế của các bà mẹ, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe bà mẹ, trong khi mang thai và trong khi sinh.

Tử vong mẹ(TVM) là mục tiêu ưu tiên của Chiến lược Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) quốc gia. Giảm  TVM là vấn đề sức khỏe đang lôi cuốn sự chú ý của khắp các quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới. Tử vong do sinh sản là các chỉ số không chỉ đánh giá sức khỏe phụ nữ mà còn để đánh giá khả năng tiếp cận, sự đầy đủ và hiệu quả của các cơ sở y tế.

Mỗi năm khoảng 580.000 - 600.000 phụ nữ tử vong do tai biến khi mang thai hoặc lúc chuyển dạ đẻ. Hầu hết ở các nước đang phát triển(khoảng 98%).  Khó xác định chính xác tỉ suất TVM. Số liệu lấy từ con số thống kê là không đúng với con số thực.

Các tai biến do có thai và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu có thể ngăn ngừa được ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới (World-Bank) và quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) TỈ suất TVM  của Việt Nam năm 1998 là 160/100.000 sơ sinh sống(SSS). Nghiên cứu TVM  tại 7 vùng sinh thái của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em(SKBMTE) năm 2000-2001 tỉ suất TVM là 165/100.000SSS. Đặc biệt ở vùng núi phía bắc (Cao Bằng) TVM là  411/100.000SSS. Hà tây cũ (tây Hà Nội hiện nay) tỉ suất TVM là 42/100.000SSS.

Tai biến Sản khoa, tử vong do các nguyên nhân trực tiếp là những ca tử vong có nguyên nhân do biến chứng sản khoa trong giai đoạn thai sản, do can thiệp sản khoa, chẩn đoán sai, điều trị không đúng hoặc do các nguyên nhân kể trên.(Băng huyết, nhiễm trùng, tiền sản giật/sản giật, đẻ khó, nạo hút thai không an toàn, chửa ngoài tử cung, tắc mạch ối và các trư­ờng hợp tử vong có liên quan đến gây mê do mổ đẻ…).

Tai biến Sản khoa, tử vong do các nguyên nhân gián tiếp là những tr­ường hợp tai biến, tử vong do những bệnh hiện tại hoặc đã mắc từ trư­ớc và phát triển nặng lên trong quá trình mang thai mà không phải do nguyên nhân sản khoa trực tiếp mà do hậu quả của việc mang thai (Bệnh gan, tim, lao, uốn ván, AIDS,…).

Các yếu tố góp phần tác động đến tai biến Sản khoa, tử vong mẹ là các hành vi tìm kiếm sự chăm sóc trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và giai đoạn sau sinh. Những yếu tố này khó phân loại hơn so với các nguyên nhân bệnh tât, nó bao gồm những yếu tố sau:

-  Chậm trễ đến các cơ sở y tế chăm sóc thích hợp.

-  Chậm trễ trong việc chẩn đoán, điều trị ở các cơ sở y tế.

-  Sự sẵn có và chất lư­ợng chăm sóc tại cơ sở y tế tuyến cuối mà ng­ười phụ nữ có thể tiếp cận.

Báo cáo thường qui của các địa phương về số tai biến sản khoa và chết mẹ còn thấp so với số liệu điều tra. Nguyên nhân của sự khác nhau này có nhiều nhưng một trong những nguyên nhân chính là cán bộ y tế mà cụ thể là cán bộ ngành sản khoa chưa hiểu được đầy đủ định nghĩa chết mẹ cũng như chưa biết cách tìm nguyên nhân của những ca chết mẹ. Thêm vào đó hiện nay việc mổ tử thi để xác định nguyên nhân là việc rất khó thực hiện ở Việt Nam. Số TVM  ngoài cơ sở y tế hầu như chưa quản lý được.

Kết quả điều tra nhánh năm 2001 của bộ y tế tai Hà Tây ( 3 huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Thạch Thất được điều tra) có 142 phụ nữ 15 đến 49 tuổi tử vong trong đó có 7 ca tử vong do tai biến sản khoa.

Năm 2005 Khu vực tây Hà Nội tham gia hoạt động "Thẩm định tử vong mẹ” của 3 tỉnh điểm Dự án VIE/03 /P21 (Hà Tây, Quảng Trị, Kiên Giang) do Bộ Y tế chủ trì. Đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ tìm kiếm dịch vụ y tế, tiếp cận dịch vụ y tế, điều trị và chăm sóc. Qua giám sát và thẩm định các trường hợp tử vong mẹ từ năm 2005 đến 2011 cho thấy Tai biến sản khoa giảm, tỉ suất tử vong mẹ giảm chưa ổn định, chất lượng chăm sóc và điều trị tại tuyến xã, huyện, thành phố  còn gặp nhiều bất cập.

Khu vực phía tây thành phố Hà Nội có khoảng 2,5 – 2.8 triệu dân, theo báo cáo của hệ thống y tế nhà nước hàng năm có khoảng 58.000 bà mẹ có thai, khoảng 43.000 đến 45.000 bà mẹ sinh đẻ và khoảng 11.000 phụ nữ phá thai. Tổng hợp từ báo cáo của hệ thống y tế nhà nước hàng năm khoảng 150 phụ nữ 15 đến 49 tuổi tử vong do các nguyên nhân, trong đó số bà mẹ bị tai biến Sản khoa từ 64 (năm2005) đến 10(năm 2011)người, tử vong liên quan đến thai nghén từ 6 ( năm 2005) 9 (năm 2010) đến 2(năm 2011) người. Tập trung ở 3 nhóm các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến 3 giai đoạn chậm trễ trong quá trình bà mẹ được tiếp đón và chăm sóc về y tế.   

Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hư­ởng và các giai đoạn chậm trễ

Tình hình tử vong mẹ tại khu vực tây Hà Nội

B.Mục tiêu

Mục tiêu chung :

Hoạt động thẩm định và giám sát TVM được tiến hành từ 2005-2011chỉ hoàn toàn là một hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sản khoa và tìm biện pháp phòng tránh những trường hợp tai biến tử vong mẹ có thể phòng tránh được nhưng không sử dụng hoạt động này cho bất cứ mục đích pháp lý nào.   

Mục tiêu cụ thể:

1. Xác định tỉ suất TVM từng năm;

2. Xác định những nguyên nhân, yếu tố liên quan đến TVM;

3. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp dự phòng TBSK nhằm giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.  

C. Phươngpháp, công cụ, các bước tiến hành:

Phương pháp và công cụ

- Hồi cứu mô tả;

- Phỏng vấn sâu;

- Phiếu thông báo sơ bộ về các ca tử vong  ở phụ nữ 15 - 49 do  cán bộ y tế thôn/ấp/ ghi chép;
- Bộ câu hỏi phỏng vấn TVM;

- Hồ sơ bệnh án sẵn có tại cơ sở y tế;

- Các biên bản lâm sàng và thủ thuật lâm sàng được thực hiện tại cơ sở y tế;

- Các bảng kiểm sử dụng để xem xét chất lượng  chăm sóc( bảng kiểm của Bộ Y Tế ban hành); 

- Tài liệu hướng dẫn họp kiểm thảo tử vong mẹ;

- Bộ tài liệu phỏng vấn TVM  tại cộng đồng;

- Tài liệu TVM  của bệnh viện.

Các bước tiến hành:

- CBYT thôn thông báo cho tuyến xã tất cả các ca sinh, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và  tai biến sản khoa; 

- Tại các buổi họp định kỳ (tháng hoặc tuần) của CBYT thôn  với  Trạm y tế xã, CBYT thôn sẽ báo cáo về tử vong phụ nữ 15-49 tuổi và nộp Phiếu thông báo tử vong sơ bộ;

- CBYT xã sẽ dựa trên nguyên nhân ban đầu và báo cáo cho huyện bằng văn bản;

- Trung tâm y tế huyện sẽ quyết định xem ca tử vong có liên quan đến tử vong mẹ hay không gửi báo cáo trường hợp bà mẹ tử vong  tử vong lên Trung tâm Chăm sóc SKSS Hà Đông;

- Trung tâm CSSKSS tiếp nhận báo cáo này và phối hợp  các bệnh viện tuyến thành phố, (Căn cứ thực tế có thể mời lãnh đạo Bênh viện Phụ sản trung ương, Lãnh đạo sở Ytế, chuyên viên sở Y tế) triển khai hoạt động tìm nguyên nhân tử vong mẹ, các yếu tố ảnh hưởng;

- Thông báo nguyên nhân TVM cho trung tâm y tế;

- Hàng năm tổng kết và báo cáo rút kinh nghiệm tai hội nghị triển khai công tác CSSKSS toàn khu vực.

D. Thời gian, đối tượng và dự kiến kết quả nghiên cứu:

Thời gian và đối tượng

Từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 12/2011

Các bà mẹ tử vong từ năm 2005 đến 2011

Dự kiến kết quả nghiên cứu:

- Tỉ suất TVM trong giai đoạn 2005-2011;

- Các nguyên nhân ttử vong mẹ;

- Các yếu tố liên quan đến TVM;

- Các hoạt động can thiệp dự phòng TBSK, giảm TVM.

E. Kết quả nghiên cứu chính:

Qua 42 cuộc thẩm định và giám sát TVM  các 12 trung tâm y tế, Cán bộ y tế  trực tiếp quản lý thai  và chăm sóc bà mẹ tử vong của 44 trạm y tế xã, phường, thị trấn, các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện đa khoa  Hà Đông, Sơn Tây, Vân Đình, người thân của bà mẹ tử vong.

1. Các bà mẹ tử vong tại các quận, huyện thị xã

Theo báo cáo của hệ thống y tế nhà nước trong 7 năm có 44 bà mẹ tử vong, ở 12 quận, huyện, thị xã. Tỉ suất TVM chung là 14/100.000 SSS

TT

   Huyện

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Cộng

1

Hà Đông

 

 

 

 

 

1

 

1

2

Sơn Tây

 

 

 

2

1

 

 

3

3

Ba Vì

 

1

 

1

 

 

 

2

4

Phúc Thọ

 

1

1

1

1

1

1

6

5

Thạch Thất

 

1

1

1

1

 

 

4

6

Đan Phượng

 

 

 

 

 

 

 

0

7

Hoài Đức

1

1

1

 

 

3

 

6

8

Quốc  Oai

 

 

1

 

 

 

 

1

9

Ch­­­­­ương Mỹ

2

2

2

2

 

1

 

9

10

Thanh Oai

 

1

1

 

 

 

 

2

11

Th­ường Tín

 

 

 

 

 

 

 

0

12

Ứng Hòa

 

 

1

 

 

2

 

3

13

Phú Xuyên

1

 

 

1

1

 

1

4

14

Mỹ Đức

2

 

 

 

 

1

 

3

Toàn Khu Vực

6

7

8

8

4

9

2

44

Số sơ sinh sống

41.224

41.591

43.762

45.789

45.189

45.492

50.938

313.985

Số TVM /1000.000 SSS

14,68

16,86

18,25

17,5

8,6

19,8

4

14

2. Các nguyên nhân:

Nguyên nhân trực tiếp:

Loại tai biến

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Céng

%

Băng huyết

2

3

3 (1 GEU)

5

 

2

 

15

60 %

Sản giật, tiền sản giật

 

2

 

 

 

1

 

3

12%

Tắc mạch ối

1

1

2

 

 

1

1

6

24%

Nhiễm khuẩn

1

 

 

 

 

 

 

1

4%

Tổng số

4

6

5

5

0

4

1

25

100%

25/44 bà mẹ tử vong do do nguyên nhân trực tiếp( 56,8%).

Nguyên nhân gián tiếp:

Gián tiếp

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Céng

%

Tim mạch, HA

    1

 

2

2

2

2

 

9

47,4%

Hô hấp

 

1

 

 

 

 

1

2

10,5%

Gan

1

 

 

 

1

1

 

3

15,8%

Bênh lý khác

 

 

1(H5N1)

1

(KT tràng)

1

(H5

N1)

2

(Như­ơc cơ,

, Suy đa

 phủ tạng

 

5

26,3

Tổng số

2

1

3

3

4

5

1

19

100%

Có 19/44 bà mẹ tử vong do nguyên nhân gián tiếp chiếm 43,2%.

- So TVM do nguyên nhân trực tiếp với tai biến sản khoa

  

 

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tỉ suất TVM(/100.000SSS)

9,7

14,4

11,4

10,9

0

8,8

2

Tỉ suất   TBSK(/100.000SSS)

165

137

96

100

31

52

19

Tỉ lệ TVM / TBSK(%)

5,9

10,5

11,9

10,9

0

16,9

10,5

Số bà mẹ gặp tai biến sản khoa do nguyên nhân trực tiếp giảm đáng kể. Số bà mẹ tử vong do nguyên nhân trực tiếp có năm không xảy ra.

3.Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tử vong mẹ :

Tuổi bà mẹ khi tử vong

   Nhóm tuổi

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Cộng

%

Dưới 19

1

 

 

 

 

 

 

1

2,5

20-24

3

1

1

 

2

1

 

8

18

25-29

 

1

3

3

 

1

 

8

18

30-34

2

1

2

4

4

2

 

15

34

35-39

 

3

1

1

 

2

 

7

16

40-44

 

 

1

 

 

3

 

4

9

45-49

 

1

 

 

 

 

 

1

2,5

Cộng

6

7

8

8

4

9

2

44

100%

Số lần khám và quản lý thai tại trạm y tế xã:

2 lần: 9 (20,5%)

3 lần:14 (31,8%)

4 lần: 13 (29,5%)

≥ 5 lần: 1 (2,3%)

Khám thai tại cơ sở y tế  khác: 7(15,9%)

Hầu hết các bà mẹ được quản lý  và khám thai tại trạm y tế, còn 7 bà mẹ không được quản lý thai tại xã (15,9%)

Số lần đẻ :

Đang mang thai: 4 (1 CNTC, 3 mang thai 3 tháng cuối) ( 9,1%)

Lần đầu:9 (20,5%)

Lần 2: 17 (38,6%)

Lần 3: 8 (18,2%)

Lần 4: 6 (13,6%)

Hình thức kết thúc thai nghén:

Chửa ngoài tử cung:     1 (2,3%)

Chưa chuyển dạ:           7 (15,9%)

Đang chuyển dạ:           2 (4,5%)

Đẻ thường:                  18 (40,9%)

Mổ lấy thai:                 14 (31,8%)

Forcep:                          1 (2,3%)

Giác hút:                       1 (2,35%)

Tuyến cơ sở y tế chăm sóc trước khi bà mẹ tử vong:

Tại nhà:                             2 (4,5%)

Bệnh viện huyện:              5 (11,4%)

Bệnh viện khu vực :        11 (25%)

Bệnh viện PSTW:           11 (25%)

Bệnh viện Bạch mai:       12 (27,3%)

Bệnh viện quân đội 103:   1 (2,3%)

Bệnh viện quân đội 108:   1 (2,3%)

Trên đường chuyển tuyến:1 (2,3%)

Hầu hết các bà mẹ tử vong được chăm sóc tại bệnh viện huyện, khu vực trở lên, có 1 bà mẹ trên đường chuyển tuyến và 2 bà mẹ tử vong tại nhà (4,5%)

Chậm phát hiện dấu hiệu nguy hiểm và tìm đến cơ sở y tế chậm: 17 (38,6%)

Chậm chăm sóc điều trị:  18 (40,9%)

Nhóm bệnh khó tránh khỏi tử vong:  9 (20,5%)

4. Một số tình huống ngoài dự kiến:

- Một vài cơ sở, cán bộ y tế ngại tiếp đoàn thẩm định;

- Một số cán bộ lãnh đạo UBND, Phụ nữ tích cực tham gia phỏng vấn ở cộng đồng;

- Hoạt động thẩm định tại các bệnh viện tuyến trung ương còn hạn chế.

5. Một số đề xuất được thực hiện  tăng cường cải thiện chất lượng dự phòng tai biến sản khoa nhằm giảm tử vong mẹ

- Sở Y tế phê duyệt Kế hoạch chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe sinh sản số 1065/KH-SYT ngày 29/8/2006 và tiếp tục duy trì đến nay;

- Thực hiện Kiểm tra công tác CSSKSS giữa các trạm y tế do Trung tâm y tế tổ chức và giám sát;

- Rút kinh nghiệm về TBSK, TVM tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác CSSKSS hàng năm;

- Duy trì kiểm tra chấm điểm thi đua về công tác CSSKSS chéo giữa các trạm y tế xã vào tháng 9, 10 hàng năm;

- Duy trì giao ban tại trung tâm CSSKSS Hà Đông vào ngày 07 hàng tháng gồm đại diện khoa sản bệnh viện Hà Đông, Sơn Tây, Vân Đình và trưởng khoa CSSKSS 14 quận, huyện, thị xã;

- Phân công các bác sỹ của trung tâm CSSKSS Hà Đông phụ trách chỉ đạo, tham gia và duy trì giao ban Nữ Hộ sinh tại trung tâm y tế  mỗi tháng 1 lần;

- Thông báo số điện thoại của 3 bác sỹ trưởng khoa sản Bệnh viên Hà Đông, Sơn Tây, Vân Đình cho các trạm y tế xã để được tư vấn xử trí trong chuyên môn cũng như trước khi chuyển tuyến;

- Thành lập và duy trì quỹ hoạt động chuyển tuyến tại Hoài Đức và Thanh Oai.

F. Bàn luận:

+ Tỉ suất TVM chung trong nghiên cứu này là 14 bà mẹ tử vong /1000.000 trẻ đẻ sống. Theo kết quả điều tra trực tiếp của Viện chiến lược năm 2006 -2007 (NCVCL) tại tất cả các xã của 30 quận huyện, thuộc 10 tỉnh thành đại diện cho toàn quốc thì tỉ số tử vong mẹ ở Việt Nam là 46 trên 100.000 trẻ đẻ sống - kết quả tính toán sau khi đã tính trọng số thì tỉ số tử vong mẹ ở Việt Nam là 42 trên 100.000 trẻ đẻ sống trong giai đoạn 2006-2007, Theo khuyến cáo của WHO cho các điều tra TVM điều chỉnh chung cho toàn quốc là 63 trên 100.000 trẻ đẻ sống trong giai đoạn 2006-2007, khoảng tin cậy dao động từ 42 – 84. Các số liệu đã được điều chỉnh theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO adjusted) sẽ được sử dụng là con số chính thức. Một trong những yếu tố ổn định tỉ suất tử vong mẹ khu vực Tây Hà Nội do được thực hiện Dự án  LMAT – VIE/ 03/P21 năm 2005-2006 và các hoạt động quản lý thai nghén  đạt 98-99% số bà mẹ đẻ.

+ Nguyên nhân trực tiếp trong nghiên cứu này 56,8% bà mẹ tử vong/100.000SSS  và 43,2 các bà mẹ tử vong/SSS do nguyên nhân gián tiếp, chênh lệch nhau không nhièu so với điều tra trực tiếp của Viện chiến lược năm 2006 -2007 là 71,5% các TVM là do nguyên nhân trực tiếp và 16,3% là do các nguyên nhân gián tiếp. Trong các nguyên nhân trực tiếp thì nguyên nhân do băng huyết là nguyên nhân hàng đầu 60 %  cao hơn nhiều so với NCVCL (34,7%). Tắc mạch ối là 24% cao hơn NCVCL (4,1%).

Tai biến sản khoa  giảm từ 165/100.000 SSS ( năm 2005) xuống mức 19/100.000SSS (năm 2011), tỉ suất bà mẹ tử vong do nguyên nhân trực tiếp giảm dần từ 14,4/100.000 SSS (năm 2006) còn  8,8/100.000SS (năm 2010) Cho thấy các can thiệp quản lý, chăm sóc bà mẹ được cải thiện đồng thời khả năng cung cấp dịch vụ dự phòng tai biến sản khoa của trạm y tế, bệnh viện huyện được nâng cao chất lượng. Tuy vậy tỉ lệ bà mẹ tử vong do các nguyên nhân trực tiếp/tai biến sản khoa  tăng dần phải chăng khi gặp tai biến nặng các bà mẹ chưa tiếp cận được các can thiệp chuyên sâu bởi các chuyên gia thực hiện. 

+ Kết thúc thai nghén: Đa số các TVM là sau khi kết thúc thai nghén 77,3 Đẻ thường (40,9%)

Mổ lấy thai  31,8% Forcep (2,3%), Giác hút (2,35%), đang chuyển dạ 4,5%, chưa chuyển dạ 15%, có 2,3% CNDC vỡ. Tại NCVCL thì tử vong sau kết thúc thai nghén thấp hơn (42,9%), tử vong trong chuyển dạ cao hơn (34,7);

+ Đa số các trường hợp tử vong  tại các bệnh viện 93,2 % trong đó 25% tại bệnh viện thành phố và khu vực , 11,4% tại bệnh viện huyện và 56,8% tại bệnh viện trung ương. Có 6,8% tử vong tại nhà và trên đường chuyển tuyến. Tại NCVCL tử vong tại bệnh viện thấp hơn (62,5%);

+ Hầu hết các bà mẹ tử vong được quản lý, khám thai tai trạm y tế xã,còn 15% các bà mẹ tử vong khám thai ở các cơ sở y tế khác, không được quản lý thai tại trạm y tế xã;

+ Các yếu tố hỗ trợ liên quan đến tử vong mẹ trong nghiên cứu này tương tự như NCVCL là: Chậm trễ trong việc ra quyết định tiếp cận với các cơ sở y tế có chất lượng;
Sự không sẵn có của các phương tiện chuyển bệnh nhân; 
Việc cấp cứu và điều trị chưa kịp thời và trình độ kỹ thuật, điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc y tế thiếu thốn, thói quen và nhận thức hạn chế;

Điều khác biệt trong nghiên cứu này là kết hợp phương pháp thẩm định với giám sát tử vong mẹ; Được sự chỉ đạo và phối hợp của Lãnh đạo và Chuyên gia của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Sở Y tế Hà Nội giám sát quá trình quản lý, khám thai tại các trạm  y tế  xã từ khi bà mẹ mang thai, điều trị và cấp cứu tại bệnh viện huyện, khu vực, thành phố trước khi bà mẹ tử vong. Rút kinh nghiệm  và đề  nghị các can thiệp cải thiện chất lượng chăm sóc từng trường hợp tại từng cơ sở y tế. Bổ sung hoạt động Chỉ đạo tuyến của trung tâm CSSKSS Hà Đông trong kế  hoạch công tác CSSKSS nhằm thực hiện thành công Chiến lược Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010.

G.  Kết luận:

1. Tỉ suất tử vong mẹ:

Tỉ suất tử vong mẹ hàng năm ở mức dưới 20/100.000 SSS (năm 2010 ở mức 19,8/100.000 SSS);

100.000SSS), tính chung hàng năm ở mức 14 bà mẹ tử vong/100.000SSS. Tỉ suất tử vong mẹ có xu hướng giảm dần (năm 2011 đạt mức 4 bà mẹ tử vong /100.000SSS).

 2. Nguyên nhân tử vong mẹ:

Nguyên nhân trực tiếp:  

Băng huyết là nguyên nhân hàng đầu (60% trong các nguyên nhân trực tiếp). Tắc mạch ối là 24% trong đó có 01 bà mẹ tử vong do Chửa ngoài tử cung vỡ (Gia đình và sản phụ không phát hiện được, khi hấp hối mời cán bộ y tế đến khám thì quá muộn mặc dù từ nhà đến bệnh viện huyện chỉ 2 km), tử vong do tiền sản giật nặng và sản giật(12%), tắc mạch ối 24%, không phát hiện tử vong mẹ do vỡ tử cung và phá thai. Điều này có thể do được tiếp cận với các biện pháp tránh thai đầy đủ và nạo phá thai an toàn hơn. Số bà mẹ tử vong do nguyên nhân trực tiếp. Đây là kết quả của chiến lược CSSKSS giai đoạn 2001-2010.

Nguyên nhân gián tiếp: 43,2% bà mẹ tử vong do nguyên nhân gián tiếp , tăng dần theo các năm, nguyên nhân hàng đầu là nhóm bệnh liên qua đến tim mạch, sau là gan mật, hô hấp, H5N1 (1), H1N1 (1), có bà mẹ tử vong do dùng thực phẩm chức năng làm giảm cân nhanh và dẫn đến suy các chức năng sống.

3. Yếu tố liên quan đến tử vong mẹ - ba chậm đó là:

- Chậm 1:  Số bà mẹ tử vong và người thân kém hiểu biết dẫn đến chậm trễ quyết định lựa chọn đúng đắn với các dịch vụ y tế có chất lượng chiếm 38%;

- Chậm 2, 3: Phương tiện không sẵn có, đường sá khó khăn làm chậm tiếp cận với các cơ sở y tế có chất lượng. Việc cấp cứu, xử trí  không kịp thời một phần do khả năng tiên lượng, chuyển tuyến và tuyến trên chi viện cho tuyến dướikhoảng 40%;

- Nhóm các bà mẹ  khó tránh khỏi tử vong do các bệnh quá nặng mặc dù phát hiện sớm trong khi có thai, bệnh xuất hiện trong và sau khi kết thúc thai nghén chiếm khoảng22%.

 4. Các yếu tố khác hỗ trợ liên quan đến tử vong mẹ:

- Tuổi của bà mẹ tử vong:  Tử vong ở độ tuổi sinh đẻ dưới 34 (70%);

- Hầu hết các bà mẹ được quản lý  và khám thai tại trạm y tế, còn 15% bà mẹ tử vong  không được quản lý thai tại xã;

- Số lần đẻ: Bà mẹ tử vong sinh lần 1-2 chiếm 59,1%, sinh lần 3 chiếm 18%, không có sinh lần 5;                                     

- Hình thức kết thúc thai nghén: cho thấy hầu hết các bà mẹ tử vong ngay trước trong và sau đẻ (84%), ,  bà mẹ  tử vong khi mang thai 3 tháng cuối (11,4),  còn 1 bà mẹ tử vong do chửa ngoài tử cung và 1 bà mẹ tử vong sau đẻ 18 ngày;

- Tuyến chăm sóc cuối cùng trước khi bà mẹ tử vong:Hầu hết các bà mẹ tử vong được chăm sóc tại bệnh viện huyện, khu vực, bệnh viện trung ương dân y và  bệnh viện trung ương quân đội (93,2%), 1 bà mẹ trên đường chuyển tuyến và 2 bà mẹ tử vong tại nhà (6,8%).

H. Khuyến nghị:

1. Nâng cao chất lượng dịch vụ:

Tử vong do sinh sản là các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận, sự đầy đủ và hiệu quả của các cơ sở y tế. Việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản: trong đó nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý thai nghén góp phần giảm nguyên nhân gián tiếp; chăm sóc trước, trong, ngay sau đẻ nhằm giảm tai biến sản khoa giữ vai trò quyết định giảm tử vong mẹ do nguyên nhân trực tiếp.

Tăng cường đội ngũ nhân lực cả về số lượng và chất lượng cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho y tế tuyến cơ sở nhằm nâng cao tiếp cận của bà mẹ và trẻ em với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hoàn thiện bộ máy vận chuyển cấp cứu, chuyển tuyến cho bệnh nhân lên các tuyến trên.

 2. Truyền thông và giáo dục

Kết hợp các hình thức thông tin tuyên truyên, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức của bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ. Đầu tư cho hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên thanh niên

3. Cam kết của chính quyền địa phương và huy  động sự tham gia của cộng đồng:  Hoạt động chuyển tuyến của các huyện Thanh Oai, Hoài Đức xây dựng và thực hiện từ năm 2005 do xã tổ chức cần được duy trì và nhân rộng. Tập quán, thói quen và việc sử dụng hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng tuổi sinh đẻ và nhất là trong thời gian mang thai.

4. Đề nghị Sở Y tế về lĩnh vực CSSKSS trên địa bàn:

- Nâng cấp cơ sở vật chất: có đủ các phòng thủ thuật tại khoa SKSS và tuyến xã

- Bổ sung trang thiết bị về sản phụ khoa

- Đào tạo lại, liên tục, cập nhật kiến thức  cho Bác sỹ sản khoa, Nữ hộ sịnh

- Sớm xây dựng đề án nâng cao năng lực màng lưới khám chữa bệnh chuyên ngành Sản phụ khoa

Kính mong Hội đồng nghiên cứu khoa học sở y tế Hà Nội bổ sung  để  đề tài nghiên cứu này thiết thực dự phòng tai biến sản khoa và giảm vững bên tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.      

 

BÁO CÁO VIÊN

CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
GIÁM ĐỐC

 

Nguyễn Duy Hiển

 

Trần Quang Trung

                                                                                          Doctor SAMAN
Bs Nguyễn Duy Hiển

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/04.2019\/tinh-hinh-tu-vong-me-tai-khu-vuc-tay-ha-noi.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/04.2019\/tinh-hinh-tu-vong-me-tai-khu-vuc-tay-ha-noi.jpg","subHtml":"T\u00ecnh h\u00ecnh t\u1eed vong m\u1eb9 t\u1ea1i khu v\u1ef1c t\u00e2y H\u00e0 N\u1ed9i"}]