Tóm tắt đề tài thuốc chữa bệnh mạch vành

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ”. Mã số: B2005 – 04 - 46 – TĐ sở hữu chủ: thuộc Bộ giáo dục - đào tạo; Đơn vị nhận thực hiện: Đại học y dược Thái nguyên; Năm tiến hành từ 2005 – 2008, các đề tài nhánh kéo dài đến năm 2014; địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học y dược Thái nguyên, Bệnh viện đa khoa trung ương Thái nguyên và Viện y học bản địa Việt Nam; kinh phí do Bộ giáo dục đào tạo cung cấp; Lĩnh vực: y sinh; thể loại: nghiên cứu ứng dụng; Người thực hiện: Hoàng Sầm1, thuộc Bộ môn Đông y và tiếp sau thuộc Viện y học bản địa Việt Nam.

2. Tóm lược (abstract): bệnh mạch vành dẫn tới cơ tim thiếu máu cục bộ là bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là hẹp mạch vành thể đau thắt ngực không ổn định do mảng xơ vỡ gây hẹp tắc vành dẫn tới nhồi máu cơ tim cấp, gây tử vong tới hơn 1/3 nhân loại. Tây y ở Việt nam cũng như thế giới đều dùng thuốc giãn mạch vành, thuốc chống đông, trường hợp khẩn cấp thì đặt stent nong mạch, ngoài ra còn bắc cầu vành. Thừa kế cây thuốc gia truyền, năm 1998, tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh hà giang đã dẫn tới nghiên cứu này. Cây thuốc có tên theo người Dao là Sim mun (tim đau), tiếng Nùng là Anslim (an tim), tiếng Tày cao bằng là slim khổn (tim rộn) hoặc Slim tầu tẳng (tim đập gấp gấp liên hồi); Tiếng Việt tạm đặt là Dong riềng đỏ, họ Canaceae. Đây là cây thực phẩm cho người và gia súc ở 1 số vùng miền núi Đông bắc và Tây bắc Việt Nam. Nghiên cứu hình thái tại Đại học quốc gia; nghiên cứu gene thực vật bởi viện khoa học sự sống; xác định tên khoa học tại Đại học dược Hà Nội; độc tính cấp và bán trường diễn thực hiện tại bộ môn Mô phôi và bộ môn dược lý đại học y Hà Nội; nghiên cứu tác dụng dược lý trên tim / vành tại Viện dược liệu Việt Nam; nghiên cứu thành phần hóa học trên MRI từ tại Viện Hóa Việt Nam và khoa hóa Đại học sư phạm Thái nguyên; nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái nguyên và một số phòng khám khác dưới dạng thành phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

3. Mục tiêu nghiên cứu: hình thái học đại thể và vi thể cây thuốc; độc tính cấp và bán trường diễn; thành phần hóa học; tác dụng dược lý trên tim / vành; thử nghiệm lâm sàng.

4. Phương pháp, vật liệu, phương tiện nghiên cứu: các tài liệu có sẵn, chuột, thỏ, các thiết bị, các phần mềm tính toán tương ứng với các công việc trên.

5. Kết quả:

a. Độc tính cấp của cây Dong riềng đỏ rất thấp đến mức không xác định được khi dùng liều gấp 120 lần liều dùng trên người cho 1kg thân trọng chuột; Độc tính bán trường diễn rất thấp với liều gấp 20 lần - 40 lần liều dùng trên

người cho 1kg thân trọng thỏ không thay đổi 19 chỉ số sinh hóa máu và công thức máu; giải phẫu bệnh nhuộm HE không thấy tổn thương tim, gan, thận

b. Chuột nhưng có hiện tượng giãn mạch vành thỏ kèm xung huyết nhẹ ở liều cao kéo dài 45 ngày.

c. Thực nghiệm dược lý trên thỏ thấy có tác dụng giãn mạch vành và tăng sức cường kiện tim so với thỏ đối chứng dương và chứng âm;

d. Đã xác định được 7 nhóm có hoạt chất sinh học; đã xác định được công thức 6/7 chất đơn bằng các loại phổ cộng hưởng từ tương thích;

e. Tên khoa học của cây: qua nghiên cứu hình thái đại thể, vi thể và giải mã gene cho thấy hệ gene có sự khác biệt tới ≥ 2% so với cây dong riềng làm miến(Canna edulis Ker-Gawler)và trong ngân hàng gene họ Cannaceae trên thế giới, cũng như vậy với các cây dong riềng làm cảnh khác – như vậy đây là 1 loài mới, do đó đặt tên là Canna edulis. Sam.

f. Trên người đau thắt ngực do cơ tim thiếu máu cục bộ, với 600mg cao mềm Dong riềng đỏ:

- Hiệu quả cao hơn với đau thắt ngực ngắn (≤ 30s) nhiều cơn ngắt quãng so với chứng dương;

- Hiệu quả tương đương chứng dương trong cơn đau thắt ngực kéo dài (≥ 30s – 180s);

- Tác dụng kéo dài hơn chứng dương trong các bệnh cảnh tương đương;

- Thời gian xuất hiện tác dụng theo đường ngậm dưới lưỡi chậm hơn nitroglycerin 0,6mgtrong 5 phút đầu; tác dụng kéo dài hơn kể từ phút thứ 15.

5. Bàn luận:

a. Đây là đề tài có tính mới hoàn toàn, mới đến mức không có tài liệu tham khảo khi thực hiện đề tài.

b. Trước khi báo cáo khoa học đề tài này đã được sản xuất dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưới cái tên là Cardorido – saman, nhờ đó chúng tôi thử nghiệm lâm sàng với cỡ mẫu trung bình mà không cần xin phép thử nghiệm lâm sàng hoặc thuê thử nghiệm lâm sàng;

c. Trong 1 đề tài nhánh thuộc thể loại nghiên cứu cơ bản cho thấy 5 ml dung dịch 5% dong riềng đỏ có hiệu suất làm tan được trung bình 7/100mg cholesterol tinh thể rắn, trong 24h, điều kiện tĩnh, trong tủ ấm 37,3 oC so với 0,5 – 1,2/100mg của 99 cây thuốc khác cũng có nhóm cấu trúc sterol;

d. Trong đề tài nhánh khác thấy dung dịch cây dong riềng đỏ giảm thời gian máu đông xuống ≤ 20% và tăng thời gian máu chảy lên ≥ 17%;

e. Trong đề tài nhánh về lâm sàng thấy:

- Gần 87% các trường hợp thấy giảm huyết áp nhẹ giao động trong khoảng 10 - 20 mmHg, nếu trước đó có tăng huyết áp; với người không có tiền sử tăng huyết áp không thấy hiện tượng này;

- Gần 100% có hiện tượng giảm nhẹ nhịp tim, giao động trong khoảng 8-15 nhịp, nếu trước đó có nhịp nhanh tim; với người không có tiền sử nhịp nhanh tim không thấy hiện tượng này;

f. Đơn cử 4 cas lâm sàng sử dụng thực phẩm bảo vệ Cardorido cho bệnh đau ngực do hẹp mạch vành:

- BN lê Văn Tr. Cán bộ Hưu trí, Sinh 1931, quê Tiền giang, hẹp vành trái 82%, uống cardorido từ 10.12.2015 đến cuối năm 2016 kiểm tra bằng chụp vành và chụp xạ hình,hẹp = 0%;

- BN Đinh Văn S, lái xe bồn xi măng tươi, sinh 1962, trú quận Tân bình, tp Hồ chí Minh; chụp xạ hình vùng thiếu máu cơ tim 90%, uống cardozamin 10 tháng chụp xạ hình kiểm tra vùng cơ tim thiếu máu còn 5%;

- BN Hoàng Văn A. Cán bộ thuế Hà giang, hưu trí tại Vinhome. Sinh 1962. Chụp vành hẹp 92%, uống cardorido 12 tháng chụp lại hẹp = 0%.

- BN lê Hiệp D. Bác sỹ nguyên Trưởng khoa tim mạch, BV Thanh Nhàn năm 2018 chụp, hẹp vành 72% uống Sau 6 tháng hẹp = 45%.

6. Kết luận: Cây dong riềng đỏ có tác dụng với mạch vành tim, đặc biệt các trường hợp do hẹp vành.

7. Kiến nghị: Có thể áp dụng dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức bảo vệ sức khỏe để dùng cho người mắc bệnh co thắt động mạch vành gây cơ tim thiếu máu cục bộ hoặc hẹp động mạch vành nhưng không đủ điều kiện đặt stent hoặc không tự nguyện đặt stent.

8. Về bản quyền: Đề tài đã đăng ký 8 bản quyền tác giả, tuy nhiên do ở Việt Nam sự ràng buộc pháp luật về bản quyền tác giả, quyền sở hữu chủ tác phẩm các đề tài khoa học là không hiện thực hóa được trên thực tế, hiện nay đã nhiều công ty vi phạm bản quyền này. Do vậy, 1 số chi tiết mang tính bí mật công nghệ chúng tôi xin không trình bày cụ thể tại văn bản này.

​TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THUỐC PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ NÃO.

Tên đề tài: Bước đầu đánh giá hiệu quả phòng ngừa và điều trị nhồi máu não của viên An cung việt nam (ACVN).

1. Căn cứ:

An cung ngưu hoàng hoàn (ACTQ) là bài thuốc phòng và chống đột quỵ của nhà thuốc Đồng nhân đường trung quốc theo lý luận trúng phong tạng phủ hoặc kinh lạc của Đông y. Hàn quốc cũng có 2 sản phẩm tượng tự nhưng có loại vỏ hộp màu vàng và vỏ hộp màu đỏ đều tên là Vũ hoàng tĩnh tâm hoàn 1, 2 (VHTT1&2). So sánh phổ sóng HPLC của 3 sản phẩm trên thấy có tới 2/3 các Peak tương tự nhau. Nguyên lý hoạt động của các bài này chủ yếu là chống đông, tiêu cục máu đông để phòng chữa đột quỵ có do ổ nhồi máu, tắc mạch trên mô não. Dựa vào bài thuốc gia truyền và kinh nghiệm dân gian chúng tôi thiết kết bài An cung Việt nam trong đó dùng 1 số vị thuốc chống đông, chống đột quỵ và điều trị đột quỵ không do xuất huyết não như Huyết đằng tam diệp, dịch chiết con Vắt xanh, cây Cao cẳng lá nhỏ ... để chế tạo với liều tương đương viên An cung của Trung quốc.

2. Mục tiêu: trên cục máu đông của 3 thanh niên nam khỏe mạnh, xem khả năng làm tan cục máu động của 4 loại: ACTQ, VHTT.1&2và ACVN, xem hiệu suất tan cục máu đông của các loại;

3. Phương pháp: các cục máu đông được tạo ra từ chính xác 1ml máu, đem cân lại trên cân chính xác tới 0,001%. Dùng 5 mẫu máu thử được ngâm trong 4 dung dịch cùng nồng độ của 4 sản phẩm trên, 1 mẫu ngâm nước muối sinh lý. Mẫu đặt trong cùng một tủ ấm 37o3/60 phút. Sau đó tách nước bằng kĩ thuật đặc biệt, rồi cân lại, cứ làm như thế 10 lần rồi lấy kết quả trung bình, có tính phương sai;

Thử lâm sàng nhồi máu não, n=10 cas, so sánh trước sau bằng MRI.

4. Kết quả:

a. Trong 60 phút trong cùng điều kiện nhiệt độ, độ rung lắc = 0, cho kết quả trung bình: hiệu suất tan cục máu đông của ACTQ = 17,4%; VHTT.1 = 21,2%; VHTT.2 = 21,4% và ACVN = 22,8%; mẫu dùng nước muối sinh lý = 5,6%.

b. Thử lâm sàng: 4 cas nhồi máu ổ khuyết & 4 cas ổ nhồi máu ≤ 4cm hết ổ nhồi máu vào ngày thứ 10; 2cas có ổ ≥ 5cm tiêu bớt khoảng 2/3 cục máu đông. Cả 10 cas ở ngày thứ 5 có thang điểm Glasgow ≥ 13; 8/10 cas không di chứng; 2/10 cas di chứng liệt tháp rất nhẹ, tự đi lại, cầm nắm được.

5. Bàn luận:

a. Đề tài hoàn toàn mới, đã báo cáo 2 lần và được công nhận là đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, của sở khoa học công nghệ tỉnh Thái nguyên;

b. Cỡ mẫu nhỏ nên tính thuyết phục và độ tin cậy chưa thật cao;

c. Cây cao cẳng lá nhỏ dùng cho đột quỵ não đã được dùng phòng và chữa đột quỵ từ đời vua Nhà hậu Lê; sử dụng con vắt xanh trong đột quỵ não chỉ thấy ở người dân tộc Dao áo dài vùng Hoàng Su phì, Hà giang.

d. Đã có nghiên cứu thuần tập với các đối tượng tăng huyết áp, tuổi ≥ 60 và 70 ≤ dùng ACVN để phòng ngừa từ năm 2014-2024 nên chưa có tổng kết; từ 2014 đến hết 2020 trong 30 cas thuần tập chưa có ai biểu hiện đột quỵ nhẹ hoặc nguy cơ cao đột quỵ não.

6 Đơn cử 2 ca điển hình:

a. BN Hoàng Huy P, sinh 1954, công tác tại UBKT tỉnh ủy, tỉnh Thái nguyên. Nhồi máu, hôn mê ngày thứ 14, bơm sonde 3,6 gam ACVN sau 6h thì tỉnh táo trở lại hoàn toàn, chụp MRI hết cục máu đông.

b. BN Nông Văn H, sinh 1947, huyện Ba bể, Nhồi máu, hôn mê ngày thứ 8, bơm qua sonde liều như trên ngày hôm sau thì tỉnh, không có điều kiện chụp MRI.

7. Tuyên bố bản quyền, tài trợ nghiên cứu và xung đột lợi ích.

a. Ngoài Viện Y học bản địa Việt Nam không có tổ chức cá nhân khác tuyên bố bản quyền trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam;

b. Tài trợ: Viện Y học bản địa Việt Nam thực hiện đề tài này bằng vốn tự có; thử nghiệm lâm sàng tại khoa Thần kinh bệnh viện Đa khoa trung ương Thái nguyên là do Viện Y học bản địa Việt Nam Tài trợ.

c. Chưa thấy có xung đột lợi ích hoặc xung đột đạo đức.

d. Trạng thái: đã chuyển giao cho một tổ chức ở Đà Nẵng dùng dưới dạng bào chế túi gel.

e. Có thể xem thêm buổi bảo vệ lần 1 trên Website yhocbandia.vn, mục hoạt động viện; trong đó GS Văn Đình Hoa chủ tịch hội đồng nghiệm thu và GS Nguyễn Ngọc Lanh phản biện 1.

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THUỐC CHỮA SA SÚT TRÍ TUỆ

Tên đề tài : Đánh giá bài thuốc cải thiện trí nhớ người sa sút trí tuệ do tuổi và do di chứng đột quỵ não

1. Dẫn nhập: mất ngủ kéo dài ở người cao tuổi hoặc sau tai biến mạch não đã được chứng minh tỷ lệ thuận với sa sút trí tuệ hoặc teo não cùng với quá trình tích lũy tuổi. Tuy nhiên số “tế bào não ngủ” không hoạt động còn rất nhiều. Chúng tôi chọn các dược liệu chứa Huperzin A từ cây Thạch tùng răng và các dược liệu khác xuyên qua được hàng rào mạch máu não nhưng có tác dụng ức chế enzym Acetylcholinesterase, nhờ đó kỳ vọng tăng số lượng tử Acetylcholine tại tiền si-náp, mặt khác dùng các dược liệu cải thiện độ nhạy của các receptor hậu si-nap. Theo đó, các tế bào “ngủ” có thể được huy động thêm, các nơ–ron không được tương tác có thể hoạt động trở lại ... để cái thiện trí nhớ người cao tuổi, người sau tai biến mạch não. Neo - 19. Thạch tùng răng, enzym Acetylcholinesterase.

2. Phương pháp:

Sàng lọc các cây thuốc có hoạt tính kháng Acetylcholinesterase và cây thạch tùng răng đem chiết xuất (X) rồi dùng thử nghiệm khả năng tăng trí nhớ trên chuột với hai mô hình thử nghiệm trí nhớ ngắn hạn: dùng mê cung chữ Y (Y-maze) và mô hình vật thể lạ/quen (novel object recognition). Chuột được cho uống / không uống chất chiết X. Nhóm uống dùng liều 200 mg/kg và 300 mg/kg trong 3 ngày.

Người tham gia nghiên cứu không mắc bệnh suy giảm trí nhớ, có chỉ số IQ trung bình, từ 45-60 tuổi được test bằng trắc nghiệm trí nhớ Wechsler được D.Wechsler phiên bản III (1999),ghi kết quả. Sau đó uống chất chiết dược liệu liều 50mg/kg thân trọng 3 ngày, ngày thứ 4 test lại trí nhớ. So sánh kết quả trước và sau uống. Chưa thử trên người di chứng đột quỵ não.

3. Kết quả:

Sau huấn luyện cả 2 nhóm chuột theo 2 mô hình trên: nhóm chuột được uống chất chiết X có trí nhớ tốt hơn nhóm chuột không uống rõ rệt, (với P< 0,05 và 0,001).

Trên người, so sánh kết quả trí nhớ trước và sau khi uống chất chiết X, trí nhớ ngắn hạn, dài hạn cải thiện rõ rệt, (với p < 0,05).

4. Bàn luận:

a) Sản phẩm Neo - 19  nghiên cứu chứng minh Acetylcholinesterase bị ức chế.

b) Chỉ là dựa trên giả thuyết, hiện nay chưa có phương pháp chứng minh sự tăng độ nhạy của receptor của Acetylcholine ở hậu si-náp.

c) Đã phát hiện thêm tác dụng chống xuất tinh sớm, chống động kinh, chống trầm cảm của Neo - 19, ngoài tác dụng cải thiện trí nhớ đã được khẳng định.

5. Tuyên bố bản quyền, tài trợ nghiên cứu và xung đột lợi ích.

a. Ngoài Viện Y học bản địa Việt Nam không có tổ chức cá nhân khác tuyên bố bản quyền sản phẩm khoa học tên Neo-19 trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam;

b. Tài trợ: Viện Y học bản địa Việt Nam thực hiện đề tài này bằng vốn tự có; thử nghiệm lâm sàng tại các phòng khám Thần kinh khu vực miền núi đông bắc và tây bắc do Viện Y học bản địa Việt Nam Tài trợ.

c. Chưa thấy có xung đột lợi ích hoặc xung đột đạo đức.

d. Trạng thái: có thể tiếp chuyển giao cho các công ty khác.

e. Do Hupezin A chiết từ thạch tùng răng ngày càng hiếm nên đã chuyển hướng cấy mô sẹo huyền phù cây thạch tùng răng và cấy nấm nội mô trong tế bào cây để thu chất Hupezin.

 

Người chịu trách nhiệm nội dung tóm tắt đồng thời là chủ nhiệm các đề tài: Bs Hoàng Sầm –  Chủ tịch Viện y học bản địa Việt Nam (viện nghiên cứu tư nhân thành lập 2012)

Số điện thoại: 0977356913 / 0913256913

Email: bacsysaman@gmail.com.

[]