1- Tính cấp thiết

Các thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ cho việc điều trị các bệnh cho con người, nên cần có dược liệu đảm bảo chất lượng và đúng chủng loại theo từng lô sản xuất. Trong quá trình sản xuất, khi nhập hàng dược liệu về việc kiểm tra xem có đúng chủng loại không, có đảm bảo về hàm lượng hoạt chất không là một vấn đề rất cần thiết. Trong thời gian dài chúng ta chỉ nhận biết loại dược liệu theo kinh nghiệm và sự hiểu biết nhận mặt cây, nhưng những trường hợp là loại dược liệu được thái ra từ thân gỗ, rễ thì rất khó phân biệt, nhận biết. Thực tế đã có sự nhầm lẫn nghi ngờ không thể phân biệt được phải hay không phải loại dược liệu cần dùng. Để giải quyết được vấn đề này chỉ có cách nhận dạng bằng kỹ thuật sắc ký. Do vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài “Dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng để định tính nhận dạng cây dược liệu” nhằm để nhận dạng dược liệu và kiểm tra độ thuần khiết của loại dược liệu.

2- Nội dung

- Đối tượng nghiên cứu:  các dược liệu

- Sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng với các dung môi thích hợp, hiện hình bằng đèn tử ngoại hoặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng để xác định định tính các loại dược liệu. Dùng máy ảnh để ghi lại hình ảnh sắc ký.

- Kiểm tra nhận dạng và kiểm tra độ thuần chủng của các dược liệu

3- Kết quả và thảo luận

Chúng tôi đã tiến hành sắc ký nhận dạng, kiểm tra các dược liệu, xin nêu một số ví dụ minh họa bằng các hình ảnh dưới đây.

Ảnh 1: Sắc đồ sắc ký nhận biết L-arginin có trong nấm tỏa dương

Qua sắc ký so sánh với chất axit amin chuẩn của Hunggari là L-arginin với dung môi n-butanol-axit axetic-nước (4:1:5) ta thu được sắc đồ trong đó ở củ (C), hoa đực (Đ), hoa cái (cái) đều có vết có Rf trùng với Rf của L-arginin, chứng tỏ trong nấm tỏa dương có L-arginin

 

Ảnh 2: Sắc đồ sắc ký so sánh lá chay nhà và lá chay rừng

Qua sắc ký so sánh thấy cơ bản hai vệt chất đều tương tự nhau, tức là chay nhà (vệt trai) và chay rừng (vệt phải) đều có các hoạt chất tương tự nhau.

 

Ảnh 3: Sắc đồ sắc ký các mẫu dong đỏ ở các vùng khác nhau

Qua sắc ký so sánh thấy Dong đỏ Bắc Kạn (B), dong đỏ Viện (V) cơ bản các vệt chất đều tương tự nhau, tức là các mẫu dong đỏ này đều có các hoạt chất tương tự nhau, nên giống nhau

 

 

Ảnh 4: Sắc đồ sắc ký của lá cây nóng, tầm gửi cây nóng

- Lá cây nóng (L), tầm gửi cây nóng (T) đều có các vệt chất giống nhau nên có thể lấy lá cây nóng thay cho tầm gửi cây nóng

 

- Với cùng một loại cây nhưng màu sắc khác nhau, ở các vùng khác nhau cũng có một số hoạt chất khác nhau. Xem ảnh 5.

Ảnh 5: Sắc đồ sắc ký của  cây cứt lợn tím, cây cứt lợn trắng, cây cỏ lào tía, cây cỏ lào trắng, cây xấu hổ trắng, xấu hổ đỏ.   

Cây cứt lợn tím (T), Cây cứt lợn trắng (TR)

Cây cỏ lào tía (Đ), cây cỏ lào trắng (T)

Cây xấu hổ đỏ (Đ vệt phải), cây xấu hổ trắng (T vệt trái)

Nhận xét: + Trên sắc đồ thấy Cây cứt lợn trắng có vài vệt trắng khác với cây cứt lợn tím. Đa số vệt giống nhau

+ Cây cỏ lào tía (Đ) trên Đồng Văn- Hà Giang có vệt khác với cây cỏ lào trắng (T).

+ Cây xấu hổ trắng cũng có một vệt màu trắng khác với cây xấu hổ đỏ, các vệt khác tương tự nhau

- Có thể có những cây khác nhau nhưng lại có các vệt nhìn qua tưởng như giống nhau nếu không xem kỹ, ví dụ

Ảnh 6: Sắc đồ sắc ký cây dương mai, hàn the, lá duối, râu mèo, hi thiêm, vú bò.

Cây dương mai (D), Cây hàn the (H)

Cây lá duối (D), cây râu mèo ( R)

Cây hi thiêm (H), cây vú bò (V)

Tuy nhiên đấy chỉ là một số trường hợp, còn đại đa số các cây khác nhau thì các vệt chất lên cũng khác nhau, xem ảnh 7.

Ảnh 7: Sắc đồ sắc ký cây dương mai, nhọ nồi.

Với các cây khác nhau thì thì các vệt hoạt chất cũng khác nhau hoàn toàn trừ có một vài hoạt chất giống nhau

 

- Trong cùng một cây ở các bộ phận khác nhau cũng khác nhau chút ít ví dụ như lá và thân cây đông hầu, ở thân có một vệt trắng (xem ảnh 8).

- Hoặc ở 2 vùng khác nhau, cùng một loài cũng khác nhau chút ít như khi sắc ký bột chè xanh của Nhật và bột chè xanh Tả Thìn Hồ - Hà Giang cũng có các vệt tương tự nhau, nhưng chè Nhật có thêm 2 vệt trắng (xem ảnh 8).

Ảnh 8: Sắc đồ sắc ký cây đông hầu, chè Nhật và chè Tả Phìn Hồ

Lá  ( L ) và thân (T) cây đông hầu

Bột chè xanh Nhật (N), bột chè xanh Tả Phìn Hồ (T)

- Trên cơ sở này chúng tôi đã sử dụng sắc ký để kiểm tra nhận dạng các dược liệu nhập còn nghi ngờ có đúng hay không, như hoàng lực, mỏ quạ,.... Chúng tôi đã phát hiện một số trường hợp dược liệu không đúng chủng loại cần dùng, ví dụ như cây mỏ quạ.

Ảnh 9: sắc đồ sắc ký cây mỏ quạ mẫu chuẩn và mẫu dược liệu nghi ngờ. Cây hoàng lực mẫu chuẩn và mẫu nghi ngờ.

Ảnh soi UV: Mỏ quạ mới nhập (M), mỏ quạ chuẩn khô (K), mỏ quạ tươi (T)

Ảnh hiện vết bằng H2SO4: Mỏ quạ mới nhập (M), mỏ quạ chuẩn khô (K), mỏ quạ tươi (T)

Ảnh hoàng lực mẫu chuẩn (C) bên phải, các mẫu hoàng lực nghi ngờ ở bên trái

    - Chúng tôi cũng ứng dụng sắc ký để phát hiện mẫu dược liệu mới, ví dụ nấm linh chi.

Ảnh 10: Sắc đồ sắc ký nấm linh chi mẫu và nấm nghi ngờ là linh chi

Nấm linh chi mẫu (L) bên trái và nấm nghi ngờ là Linh chi (M) bên phải, trên sắc đồ thấy chúng tương tự nhau như vậy đó là nấm linh chi

4- Kết luận

- Đã xác định được trong nấm tỏa dương có L-arginin.

- Đã thực hiện được việc kiểm tra độ thuần chủng một số dược liệu (như dong đỏ ở các vùng khác nhau).

- Đã kiểm tra nhận đạng được một số dược liệu nhập về không đúng chủng loại (như mỏ quạ, đu đủ rừng…).

Doctor SAMAN

GS Hứa Văn Thao

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%201.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%201.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%202.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%202.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%203.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%203.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%204.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%204.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%205_1.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%205_1.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%205_2.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%205_2.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%205_3.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%205_3.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%206_1.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%206_1.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%206_2.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%206_2.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%206_3.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%206_3.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%207.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%207.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%208_1.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%208_1.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%208_2.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%208_2.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%209_1.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%209_1.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%209_2.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%209_2.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%209_3.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%209_3.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%2010.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/Sac%20ki%2010.jpg","subHtml":""}]