Chế độ ăn uống và sự sống còn của người bệnh thận mãn tính.
Chữ viết tắt: CKD: bệnh thận mãn tính; ESRD: bệnh thận giai đoạn cuối; GFR: độ lọc cầu thận;
Theo nhóm nghiên cứu Jacek Rysz, Beata Franczyk, và các cộng sự cho thấy một chế độ ăn uống thân thiện với thận có thể giúp bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm. Giai đoạn đầu của CKD, chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm chậm sự suy giảm GFR và giảm tỷ lệ ESRD.
- Chế độ ăn lành mạnh: Tầm quan trọng của chế độ ăn uống thích hợp trong bệnh thận mạn được khẳng định trong một nghiên cứu thuần tập hồi cứu lớn của Slinin và cộng sự thấy rằng tỷ lệ tử vong của người chạy thận nhân tạo giảm 19% nếu có chế độ ăn lành mạnh. Ăn uống lành mạnh là ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và cá, giảm chất béo bão hòa và giảm muối natri. Đồ uống có đường/nước ngọt đã được chứng minh là có liên quan đến tăng albumin niệu, CKD và giảm GFR nhanh hơn.
- Suy dinh dưỡng với CKD: mất quá nhiều khối lượng protein cơ thể và năng lượng dự trữ, thường được quan sát thấy ở nhóm bệnh nhân này, đặc biệt là ở những người đang lọc máu. Một nghịch lý sảy ra là ăn nhiều đạm, đường, li pít … thì tăng nặng CKD, nếu không ăn lại sảy ra tình trạng suy dinh dưỡng. Bệnh nhân phải đi giữa 1 cái lề bất phân định mà chưa có nghiên cứu nào chỉ ra. Vì suy dinh dưỡng và tiêu phí năng lượng cũng làm cho CKD nặng lên, ăn nhiều chống suy dinh dưỡng cũng làm CKD nặng lên. Một nghiên cứu khác cho thấy tăng lipit máu dường như đã làm tăng tuổi thọ của những bệnh nhân CKD. Theo một phân tích tổng hợp, chế độ ăn uống chứa 0,6 – 0,8 g protein/kg/ngày là tối ưu về mặt dinh dưỡng và chuyển hóa cho CKD tiến triển. Ví dụ người nặng 60 kg nên ăn: 60 kg x (0,6g hoặc 0,8g) = 36 hoặc 48 gram thịt nạc mỗi ngày, theo đó cứ thế mà tính. Do vậy người ta đã chế tạo ra những viên đạm chất lượng cao, gọi làm đạm thận dành riêng cho người suy thận.
- Tăng phốt phát máu trong CKD: Bệnh nhân CKD mất dần khả năng bài tiết phospho và tăng phosphat máu là vấn đề CKD giai đoạn nặng – ESRD và là yếu tố tiên lượng tử vong. Một nghiên cứu những người tham gia ăn chay có mức phốt pho huyết thanh thấp hơn. Theo khuyến cáo hiện tại, bệnh nhân CKD giai đoạn 3–5 nên giảm lượng phốt pho xuống 800–1000 mg/ngày. Những loại thức ăn giàu photpho thịt gia súc và gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại hạt và quả hạch, các loại đậu.
- Nhiễm toan chuyển hóa: Các cơ chế toan chuyển hóa có thể kích thích sự tiến triển của bệnh thận trong CKD và bicarbonate thấp là một phản ánh toan chuyển hóa nguyên phát, và nó được coi là yếu tố nguy cơ gây tử vong và tiến triển CKD thành RSRD. Các hướng dẫn hiện hành khuyến nghị điều trị bằng kiềm trong trường hợp mức bicarbonate dưới 22 mmol/L để ngăn ngừa các biến chứng nói trên. Việc cải thiện tình trạng nhiễm toan chuyển hóa được cho là làm giảm sự tiến triển của CKD và uống kiềm dưới dạng natri bicarbonat, khoáng kiềm, nước hạt kiềm sinh học là 1 trong số các giải pháp.
- Chế độ giảm natri: là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến bệnh nhân CKD, nó cũng trực tiếp gây tổn thương thận. Các nghiên cứu trên mô hình động vật đã chứng minh tổn thương thận do muối ăn gây ra. Ăn nhiều muối luôn làm trầm trọng thêm quá trình tổn thương thận. Sanders và cộng sự đã chứng minh rằng lượng muối natri ăn vào làm giảm tuổi thọ phụ thuộc liều từ 26 – 6 tháng ở những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn mặn – nhạt khác nhau.
Trong 38 năm thực hành nghề y – dược, tôi đã chứng kiến nhiều người khỏi bệnh CKD đến tận hôm nay nhờ vào ăn nhạt hoàn toàn giai đoạn bệnh nặng, hiện nay họ đã khỏi bệnh CKD hoàn toàn nhờ ăn nhạt, (không muối mắm, mỳ chính, bột canh, bột ngọt, mazi, xì dầu..) liền 1 năm; năm 1985 đã chứng kiến Bệnh nhân trẻ suy thận độ II – III chết tức tưởi chỉ sau một bữa khế chấm muối mà không sao cứu được.
Kết luận:
- Ăn ít thịt đỏ, hạn chế đường tinh, đồ uống ngọt;
- Ăn nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ và axit béo không bão hòa đa nhưng ít axit béo bão hòa có lợi cho bệnh nhân CKD;
- Ăn giảm mặn tối đa;
- Chống toan chuyển hóa bằng uống nước kiềm, khoáng kiểm, hạt kiềm sinh học …
Bác sỹ Hoàng Sầm