Đây là một bệnh khó chữa vì nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh không rõ ràng.

     Năm 2007, sau khi điều trị thành công vài trường hợp chảy máu trực tràng sau xạ trị nên tôi viết bài “Chảy máu trực tràng sau xạ trị ung thư tử cung” trên trang “dongyvietbac.com.vn”. Nhờ bài viết này có tới mấy trăm bệnh nhân đã vượt qua được thảm họa chảy máu trực tràng, truyền máu và tiếp tục chảy máu không ngưng …

     Nhưng cách kiến giải ngày ấy khiến tôi day dứt suốt 11 năm qua và không thể yên tâm, có thể nói bài báo ấy viết thiếu suy nghĩ và có chất lượng thấp. Nay viết bài báo này với mong muốn vấn đề chảy máu sau xạ trị được sáng tỏ hơn về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Nếu vấn đề này được giải quyết, tin chắc rằng kết quả điều trị của các Bác sỹ trong tương lai sẽ tốt hơn.

     Liệu pháp Xạ trị vùng tiểu khung khiến sau xạ trị BN mắc bệnh viêm vùng khung chậu (PRD), đau đớn, hẹp hậu môn, phình đại tràng và tệ nhất là chảy máu trực tràng không ngưng. Tỷ lệ này chiếm tới 92,6% theo 1 số nghiên cứu của nước ngoài. PRD làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

     Chất phóng xạ bản chất là 1 chất độc. Xạ trị khung chậu làm ngộ độc ruột già, ruột non, bàng quang, tổ chức cận kề khác… ít nhiều bị thương tổn loét mủn và PRD. Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê nhưng các bệnh nhân “chảy máu sau xạ trị” tôi gặp bao giờ cũng sau điều trị tối thiểu 8 tháng, nhận xét này khác với các báo cáo nước ngoài. Tại sao không chảy máu ngay sau xạ trị, suy nghĩ của chúng tôi hướng tới viêm tự miễn. Giả định rằng do tổn thương tế bào ở mức độ phân tử - biến đổi tế bào. Hệ thống thẩm quyền miễn dịch coi “tế bào lành sau xạ trị là tế bào ngoại lai”. Thế là cuộc chiến viêm tự miễn bắt đầu “sau 1 thời gian nhận diện và sản xuất đủ kháng thể”. Hãy tạm hình dung bệnh này như kiểu chảy máu của “lupus tiểu khung”.

     Những kích hoạt thứ phát bởi xạ trị bao gồm tăng sinh vi khuẩn ruột non, giảm hấp thu muối mật, kém hấp thu lactose và các chất lên men tương tự, loạn khuẩn ruột già, đau bụng, tiêu chảy … nhưng chúng sẽ tự phục hồi. Và tất nhiên không gây chảy máu.

     Bệnh nhân xạ trị vùng chậu, về mô học, gây hệ lụy telangectasia (tạm dịch là viêm đám rối tĩnh mạch chằng chịt như mạng nhện dưới lớp niêm mạc ruột). Trong telangectasia gồm hệ vi tuần hoàn, mao tĩnh mạch, mao động mạch lấn vô, tổ chức xơ mủn … xảy ra trào ngược của dòng máu, viêm tự miễn hoại tử, thuyên tắc, vỡ và do đó chảy máu.

     Liệu pháp xạ trị thay đổi, đột biến DNA bởi các tế bào tiếp xúc với bức xạ ion hóa bị thương tích do oxy hóa. Sự phá hoại này là phổ biến và rộng khắp tiểu khung nhưng ảnh hưởng trực tiếp nhất chính là trực tràng, nếu là xạ trị áp sát.  Sự phá hủy không hoàn toàn, DNA tạo ra các liên kết chéo bên trong, và đột biến dở dang, tính nguyên bản, toàn vẹn của tế bào bị phá vỡ. Xạ trị còn hình thành các gốc tự do từ ion hóa các phân tử nước. Lỗi nhân bản protein đã phải xảy ra, sau 1 thời gian đủ dài để nhận diện, 8-12 tháng, thế rồi cuộc chiến tự miễn bắt đầu như đã nói trên.

     Các cơ chế sửa chữa DNA để khắc phục thiệt hại do bức xạ ion hoá diễn ra ngay từ đầu. Đó là sửa sai nhờ quang năng, nhờ các chất chống oxy hóa, gen kiểm soát tự sửa sai, tế bào già, chết … cuối cùng 1 số bệnh nhân tự khỏi.

     Một khả năng khác, các tế bào lỗi được nhân rộng về số lượng, phát tán theo bề rộng của niêm mạc, hệ miễn dịch đủ thời gian nhận diện lỗi, đủ thời gian cho sản xuất hiện kháng - vậy là viêm tự miễn hoại tử lan rộng … chảy máu không ngưng.

     Cần chú ý, các mô phân chia từ từ, như những mô trong mạch máu hoặc mô sợi, thời gian cho các giai đoạn G1 và S kéo dài, ngấm xạ lại ít phát xạ nên tổn thương các mô này thường là những ứng cử viên tiêu biểu cho hiện tượng chảy máu muộn.

     Bằng chứng mô tổn thương viêm vi thể sau xạ trị trong sinh thiết trực tràng đi trước khá lâu trước khi xuất hiện các triệu chứng chảy máu. Theo đó, sự thay đổi bệnh lý không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng ngay, đó là sự gián đoạn các quá trình sinh lý bình thường sau đó mới dẫn đến tình trạng bệnh lý.

Đề xuất hướng điều trị:

  1. Thuốc ức chế men chuyển ngăn chặn sự chuyển đổi angiotensin I có 13 axit Amin thành angiotensin II với 9 axit amin - sự cân bằng huyết áp được bảo đảm; và statin giảm cholesterol để chống huyết khối và chống xơ hóa; Nhờ đó giảm được các rối loạn của đám telangectasia, và theo đó giảm, hết chảy máu.
  2. Theo hướng chống viêm tự miễn toàn thân hoặc tại chỗ;
  3. Giải mẫn cảm bằng máu tự thân;
  4. Dùng các thuốc điều hòa miễn dịch từ thảo dược, ví dụ như lá chay, sói rừng;

     Dùng bài quy tỳ gia giảm như đã nêu ở trang website dongyvietbac.com.vn mà tôi đã viết năm 2007.

Bác sỹ Hoàng Sầm

Chủ tịch Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

[]