Y tế dự phòng có vai trò rất lớn đối với không những trong Ngành Y tế mà đối với xã hội nói chung. Nhờ Y tế dự phòng, hiểu theo nghĩa đơn thuần, chúng ta phòng được nhiều bệnh tật, tránh được mắc bệnh hay tật nguyền và tử vong cho rất nhiều người, có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa nhân văn sâu đậm. Trong đó, Y học bản địa (YHBĐ) đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác dự phòng mà ít người biết đến.

Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) thì “Y học dự phòng hay y tế dự phòng, phòng ngừa bệnh tật, Tiếng Anh là Preventive healthcare (preventive medicine, prophylaxis) là một lĩnh vực Y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh. Song song với Y học điều trị, Y học dự phòng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chính sách thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe (để giảm xác suất xuất hiện bệnh hoặc ngăn chặn sự tiến triển hoặc kiểm soát của nó) giám sát vấn đề sức khỏe của người dân, xác định nhu cầu sức khỏe của họ và lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các dịch vụ y tế. Y tế dự phòng bao gồm năm lĩnh vực hoạt động cụ thể (lĩnh vực chuyên môn) là dịch tễ học, quản lý y tế, y học dự phòng, y học môi trường và nghề nghiệp, và nâng cao sức khỏe” [1].

Theo nhiều tác giả, hiện nay Y học dự phòng được chia thành bốn cấp độ, cấp I, cấp II và cấp III. Riêng dự phòng cấp I lại được chia thành hai cấp độ: Cấp 0 và cấp I. Vậy ta có dự phòng bốn cấp: Cấp 0, I, II và III. Mỗi cấp lại có phạm vi, đối tượng tác động và hoạt động khác nhau, xem bảng 1 dưới đây [1, 2, 3]:

Bảng 1. Bốn cấp dự phòng

Cấp

Đối tượng

Phạm vi

Nội dung

Ví dụ về hoạt động

0

Người khỏe (là chính), người bệnh

Toàn cầu, toàn khu vực, liên ngành

Loại bỏ các yếu tố có hại cho sức khỏe có tính chất vĩ mô.

-Bảo vệ tầng ozôn;

-Bảo vệ rừng

-Xây dựng một thành phố có lợi cho sức khỏe.

I

Người khỏe (là chính), người bệnh

Tập thể, cá nhân.

-Loại bỏ các nhân tố vi mô có hại cho sức khỏe.

-Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.

- Tiêm vắc xin

- Luyện tập thể dục thể thao.

- Vệ sinh cá nhân và tập thể.

-Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu.

II

Người ốm nhẹ, bệnh nhẹ.

Tập thể, cá nhân.

-Không cho bệnh nhẹ thành nặng.

-Phát hiện bệnh sớm.

-Điều trị đúng và kịp thời.

-Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu.

III

Người ốm nặng, bệnh nặng.

Cá nhân

-Không để biến chứng nặng và tử vong.

-Phục hồi chức năng.

-Điều trị tích cực, chuyên khoa sâu.

-Phục hồi chức năng.

Dự phòng hiện đại lại được chia thành ba loại:

  • Dự phòng Y học: Sử dụng các biện pháp Y học để thực hiện hoạt động dự phòng, ví dụ như tiêm vắc xin, tiệt trùng, sát khuẩn trong bệnh viện dự phòng nhiễm khuẩn,…
  • Dự phòng Y tế: Dùng các biện pháp tổ chức, quản lý Y tế để dự phòng, ví dụ như xã nào đó chưa có trạm y tế thì xây dựng một trạm y tế cho xã đó để làm công tác dự phòng,…
  • Dự phòng xã hội: Sử dụng các biện pháp xã hội để dự phòng, ví dụ ban hành bộ luật phòng chống HIV/AIDS,…

Điểm lại các hoạt động của YHBĐ từ trước tới nay ta thấy các hoạt động này thuộc về các cấp dự phòng khác nhau, nhưng chủ yếu là dự phòng cấp I và II.

Viện YHBĐ đã đầu từ trên 50 tỉ VNĐ qua nhiều năm, biến vùng đất Tả Phìn Hồ rộng khoảng 70 ha hoang vu không sinh lợi thành địa phương trồng cây dược liệu, chè San tuyết và resort nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, với tôn chỉ “ Trung thành với lợi ích của cộng đồng”. Kết quả là khoảng 7 chục hộ dân người dân tộc Dao, H’mông (tính cả người lao động của Công ty YHBĐ chi nhánh Hà Giang) từ cảnh đói nghèo trở thành thu nhập trung bình 4-6 triệu VNĐ/ tháng[10]. Phải chăng thu nhập này đã làm tăng cường sức khỏe, loại bỏ nhiều bệnh tật mà hiện nay chúng ta chưa có biện pháp nào đo đếm được. Những lợi ích khác như nhận thức chung của người dân bản địa được tăng cường nhờ có internet và giao lưu du lịch,…làm tăng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Đó là dự phòng cấp 0, dự phòng xã hội vì có phạm vi lớn, huy động nhiều tổ chức, nhiều ban ngành, nhiều người tham gia; đối tượng phục vụ cả người khỏe và yếu; loại bỏ các yếu tố vĩ mô có hại cho sức khỏe đó là đói, nghèo.

Viện YHBĐ đã triển khai một phòng khám nhỏ, làm công tác phát hiện, khám chữa bệnh và tư vấn sức khỏe cho nhân dân vùng Tả Phìn Hồ. Trung bình Phòng khám đón nhận khoảng 250 người bệnh/tháng[10]. Đó là dự phòng cấp II vì Phòng khám đã tham gia phát hiện bệnh sớm, ngay tuyến đầu và thực hiện điều trị kịp sớm và thời; đối tượng phục vụ chủ yếu là người đã có bệnh nhưng là bệnh tiềm ẩn hay bệnh còn nhẹ. Đó cũng là dự phòng y tế (theo quan điểm dự phòng hiện đại) vì đã thành lập được một tổ chức và thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Đặc biệt, từ khi thành lập (năm 2012) cho đến nay, Viện YHBĐ đã cho ra đời 43 công trình khoa học đặc sắc (đã nghiệm thu và công bố) [9], ngoài ra còn nhiều công trình khoa học khác đang thai nghén hay chuẩn bị công bố. Các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu các cây thuốc sẵn có tại nước ta, tìm các dược chất phục vụ cho phòng bệnh và chữa bệnh. Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Y học cổ truyền, thực hiện đường lối, chính sách về Y tế của Đảng, Nhà nước và Ngành Y tế về kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân [4, 5, 6]. Sau đây là vài ví dụ.

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường có sự suy giảm hormone sinh lý nữ estrogene và vì vậy gây nhiều phiền phức khác nhau cho sức khỏe. AZ Saman là sản phẩm được các nhà khoa học thuộc Cơ sở Sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm Y học cổ truyền Thái Nguyên và Viện YHBĐ Việt Nam nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất. Sản phẩm xuất xứ hoàn toàn từ thảo dược có tác động phục hồi duy trì sinh lý của nội tiết tố nữ ở phụ nữ trung niên, suy buồng trứng, mất buồng trứng sau phẫu thuật, tiền mãn kinh, mãn kinh; cải thiện chất lượng niêm mạc âm đạo, giúp phục hồi dục tính nữ,... nâng cao chất lượng đời sống nữ dục [7]. Sức khỏe người phụ nữ được cải thiện, do vậy dự phòng được nhiều bệnh. Đây là hoạt động thuộc dự phòng cấp I, dự phòng y học.

Bệnh nhược cơ là một bệnh lý thần kinh cơ tự miễn, đặc trưng bởi sự yếu và suy nhược nhanh chóng của của các cơ tự chủ (điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Tuy ít gặp nhưng là bệnh khó chữa (kể cả với Tây Y) và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Năm 2013, Viện YHBĐ đã nghiên cứu thành công viên nén Lohha Tráng Kiện. Thành phần chính của thuốc này là cao lá chay, kết hợp cùng một số thảo dược khác có tác dụng giúp tăng trương lực cơ, hạn chế biểu hiện sụp mí mắt, khó nói, khó nuốt, cử động chân tay yếu do nhược cơ sinh ra. Bước đầu thử nghiệm lâm sàng trên 31 người bệnh, có tới 92% người bệnh đã được điều trị khỏi, hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp Tây Y là cắt bỏ tuyến ức hay điều trị bằng prednisolone [8]. Đó chính là dự phòng cấp III, dự phòng y học.

Rõ ràng, với quan điểm của dự phòng 4 cấp và dự phòng hiện đại, Viện YHBĐ mới vừa 7 tuổi (tính đến năm 2019) đã góp phần to lớn vào công tác dự phòng của khu vực Tả Phìn Hồ, tỉnh Hà Giang nói riêng và ngành Y tế cả nước nói chung.

Doctor SAMAN
PGS.TS Y học Vũ Khắc Lương

Tài Liệu tham khảo
 

  1. Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở), Y học dự phòng, https://vi.wikipedia.org/wiki/Y_h%E1%BB%8Dc_d%E1%BB%B1_ph%C3%B2ng, Updated 12/3/2019.
  2. Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế (01/4/2015) Tăng cường y tế cơ sở trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm, Updated 12/3/2019. http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/437/tang-cuong-y-te-co-so-trong-cong-tac-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem
  3. Các cấp độ dự phòng (22/12/2013) https://www.facebook.com/notes/sinh-vi%C3%AAn-y-d%C6%B0%E1%BB%A3c-hu%E1%BA%BF/c%C3%A1c-c%E1%BA%A5p-%C4%91%E1%BB%99-d%E1%BB%B1-ph%C3%B2ng/227544470757241/  Updated 12/3/2019
  4. Bộ Chính Trị (2005) Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Số 20/NQ-TW ngày 25-10-2017.
  5. Chính phủ (2013) Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, Số 122/ QĐ-TTg,  ngày 10-1-2013.
  6. Bộ Y tế (2018) Quyết định Ban hành chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Ban chấp hành trưng ương Đảng khóa 7 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, số 1624/QĐ-BYT ngày 06-3-2018.
  7. Rồng Bay (11/06/2018) AZ Saman chống lão hóa,suy buồng trứng, Updated 18/3/2019       https://rongbay.com/Ha-Noi/AZ-Saman-chong-lao-hoa-suy-buong-trung-c275-raovat-24353914.html
  8. Anh Vũ () Nhược cơ - bệnh tự miễn ít gặp khó chữa, Updated 18/3/2019, https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/nhuoc-co-benh-tu-mien-it-gap-kho-chua-251602.html
  9. Wiki Viện Y học bản địa Việt Nam
  10.  Wiki Tả Phìn Hồ
[]