CHỐNG COVID-19, CÓ NÊN THÚC ĐẨY MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN ?
Lời tác giả:
Bài viết nêu quan điểm cá nhân về việc có nên thay đổi cách chống dịch như chúng ta đang làm. Mục tiêu mong muốn nhanh có miễn dịch cộng đồng cần chỉ ra các Marker được phân loại, theo đó vừa bảo vệ, vừa thúc đẩy miễn dịch cộng đồng, trên nền tảng đặc điểm các marker khi gây bệnh mà ta đã biết về loài virut sars-cov-2 này.
Bài viết chắc chắn thiếu sót nhiều mong các nhà khoa học các chuyên ngành góp ý để hoàn thiện, hy vọng có thể trình cấp có thẩm quyền.
- Khái niệm lây cục bộ vùng phong tỏa: Trong điều kiện khoanh vùng, giãn cách, cắt nguồn lây từ người này sang người khác nhưng tỉ lệ lây vẫn tăng cao, lây nhiễm ngoài cộng đồng tăng. Rõ ràng việc lây nhiễm không còn chỉ là lây từ người sang người, lây từ đồ vật sang người, mà hiện nay phổ biến khả năng lớn là lây từ không khí sang người. Loại lây này tạm gọi là “lây cục bộ vùng không khí ô nhiễm dịch”. Do vậy việc lây là “mang tính vùng” chứ không còn đơn thuần việc tiếp xúc gần giữa người và người nữa. Xu thế tăng nhanh mạnh theo hướng miễn dịch cộng đồng tự phát, tự nhiên đang diễn ra nhanh chóng, do vậy, cần tận dụng cơ hội này chúng ta có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng có điều khiển.
- Bảo vệ theo phân loại nguy cơ nội vùng phong tỏa:
2.1 Khẩn trương nghiên cứu hồi quy Logistic các hồ sơ bệnh án Covid-19 đã có. Từ nghiên cứu này đưa ra các phân loại các dấu hiệu chỉ điểm (parameter markers – tham số chỉ điểm) rằng những người có marker tương tự, nếu nhiễm sẽ diễn biến:
2.2 Nhóm A: Không có triệu chứng, lây nhiễm nhanh cho người khác, rồi tự khỏi; hiện nay nhóm này chiếm khoảng 84%.
2.3 Nhóm B gồm B1 + B2 + B3 = khoảng trên dưới 14%.
B1: Có triệu chứng hoặc rồi tự khỏi hoặc khỏi nhờ điều trị thông thường;
B2: Hoặc sẽ diễn biến nặng cần điều trị hồi sức tích cực;
B3: Hoặc diễn biến rất nặng nguy cơ tử vong hoặc tử vong; chưa có tính toán nhưng con số này chỉ khoảng vài phần nghìn trong số nhóm B.
- Tạo miễn dịch cộng đồng nhờ những người khỏe mạnh (A): do trong “vùng không khí ô nhiễm dịch”, tỷ lệ lây nhanh, lan rộng và đã xác định nhóm người lành mang mầm bệnh chiếm tới trên dưới 84% (A). Dấu hiệu chỉ điểm (markers) của nhóm này thường là còn trẻ, khỏe mạnh, không bệnh nền, trẻ em … dần dần chiếm ưu thế ngoài cộng đồng, nhóm là nguồn lây mạnh mẽ, không thể, không cần khoanh, giãn cách họ, vì rồi họ sẽ tự khỏi. Họ sẽ lây cho nhau nhanh chóng trong “nội vùng” đã phong tỏa theo nguyên tắc “chặt ngoài lỏng trong”, đến khi xét nghiệm ngẫu nhiên nội vùng tiến tới có 70% (+) với Sars-cov-2.
- Ý nghĩa của phân loại trên:
4.1 Tạo điều kiện cho loại (A) đi lại, sinh hoạt, làm việc bình thường và cho phép họ tiếp xúc gần với những người khỏe mạnh khác, nhanh chóng tạo ra 1 quần thể lây nhiễm đủ lớn trong 21-30 ngày. Nếu các ca nhiễm có triệu chứng theo đúng các phân loại (B) thì đưa ngay vào điều trị phân tầng 1, 2, 3 theo mức nguy cơ.
4.2 Trước đó, tiêm ngay cho nhóm B, đặc biệt là B2, B3. Nếu chưa có điều kiện tiêm thì cách ly nhóm B tại nhà và tiêm chủng dần sau đó.
- Thay đổi chiến lược: thay vì khoanh vùng, giãn cách rộng cả A, B là 1 tập hợp nhão lớn như thành phố Hồ Chí Minh, nay chúng ta chỉ chọn tự cách ly, tiêm chủng bảo vệ nhóm B theo Marker mà dữ liệu khoa học đã chỉ ra. Hay nói cách khác, thay vì chúng ta phải tiêm phủ diện rộng 70% số dân thì nay chỉ tiêm cho nhóm B với khoảng 14 -30% theo nguy cơ.
- Các lợi ích có thể dự báo.
6.1 Tạo ra miễn dịch cộng đồng nhanh chóng nhờ khối nhóm (A);
6.2 Dồn nguồn lực cho khối nhóm B = (B1 + B2 + B3);
6.3 Thay vì tiêm vắc-xin 70% dân số thì theo cách này chúng ta có thể chỉ tiêm 14 – 30% dân số.
6.4 Thay vì truy vết thì nay chúng ta chỉ cần phân loại ứng xử theo các marker khác nhau.
- Điều kiện để thay đổi cách chống dịch như nêu trên, cần:
7.1 Tiếp tục thực hiện 5K, chỉ thị 16 với nhóm B triệt để, tiếp tục tiêm nhanh, tiêm sớm cho nhóm B, chí ít là 28 ngày trước khi thực hiện chủ trương này, vừa tiêm, vừa thực hiện chỉ thị giãn cách.
7.2 Phân loại tham số chỉ điểm: Tập trung các nhà khoa học chuyên ngành toán học, bệnh học, dịch tễ, lâm sàng truyền nhiễm, nhà xã hội học và các nhà quản lý có khả năng ra quyết sách. Dựa vào các bệnh án đã có hồi quy để tìm, phân loại các markers, theo đó các nhà chuyên môn sẽ đưa ra các kiến thức, thái độ, kĩ năng ứng xử tương thích. Việc phân tích dữ liệu này sẽ rất nhanh có kết quả, nếu sử dụng tốt trí tuệ nhân tạo;
7.3 Sử dụng toán thống kê: Tập trung xây dựng 1 hàm lớn với nhiều biến số cố định (độ tuổi, gia phả, gene, yếu tố xã hội, đặc điểm kinh tế, thể chất, loại bệnh nền, trình độ học vấn …) theo đó sẽ xuất hiện nhiều hàm số phụ khác với những biến đầu ra khác nhau, nhờ đó tối ưu hóa các kiến thức, kĩ năng, thái độ ứng xử khác nhau cho các biến số đầu ra. Việc này có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo.
7.4 Xã hội hóa công tác chống dịch: cần tổ chức hội nghị ngành y tế, tổng kết các phác đồ tây y, đông y, Nam y, thuốc gia truyền, thuốc dân gian, các bằng chứng khoa học đã có. Kết luận và đưa ra các phác đồ, tây y, đông nam y, đông tây y kết hợp … bỏ qua các thủ tục cấp phép rườm rà để tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập chia sẻ gánh nặng điều trị bệnh vi rút sars-cov-2 theo phân loại do bộ y tế quy định. Học tập Trung Quốc, phối hợp đông tây y để điều trị, thuốc sắc loãng dưới dạng nước uống hằng ngày trong khu điều trị. Cụ thể chỉ cần dùng bài Ngân kiều tán gia thêm Xuyên tâm liên và Thanh hao, bỏ đạm đậu xị, sắc uống thay nước.
Tổng kết, rút kinh nghiệm, tuyên dương các cơ sở làm tốt, xử lý, rút giấy phép các cơ sở yếu kém, trục lợi, nếu gây chết người phải xử lý hình sự …
7.5 Chuyển hóa nhóm A-B: Tất cả các ca F0 của nhóm A có diễn biến xấu, chuyển ngay vào điều trị theo phân tầng 1, 2, 3 theo quy định.
7.6 Tổ chức nghiên cứu di chứng: sau khi đã khỏi bệnh do virut Sars-cov-2, nghiên cứu điều trị các di chứng ảnh hưởng nặng đến năng lực hành vi dự báo trong tương lai, như: chứng xơ hóa phổi, chứng sương mù não, di chứng suy thận, di chứng viêm cơ tim mạn tính, di chứng khớp, di chứng suy giảm trí nhớ …
Bác sỹ Hoàng Sầm; Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam.
Điện thoại: 0913 256 913