Đại hoàng với suy thận giai đoạn 3&4: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
Giới thiệu và lược dịch tóm tắt nghiên cứu, công bố năm 2014 của nhóm: Irfan A. Khan, Mohammad Nasiruddin, Shahzad F. Haque và Rahat A. Khan về tác dụng của Đại Hoàng với bệnh thận mãn tính giai đoạn 3 & 4. Nguồn: Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học và sức khỏe Hoa kỳ.
Các chữ viết tắt:
- AQP: chuyển hóa nước và điện giải;
- GFR: mức lọc cầu thận;
- CKD: bệnh thận mãn tính;
- ESRD: bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối;
- RRT: ghép thận;
- BW: thân trọng.
Tổng quan vấn đề: Đối tượng tham gia phải có tổn thương thận với GFR <60 mL / phút/1,73m2 3 tháng trở lên, bất kể nguyên nhân gây suy thận là trước thận, trong thận hay sau thận. Tỷ lệ hiện mắc bệnh CKD trong nhóm thuần tập SEEK-Ấn Độ là khoảng 17,2% với ~ 6% mắc bệnh CKD giai đoạn 3 hoặc nặng hơn. Chế độ ăn ít protein-LPD = 0,6g/kg BW/ngày và chế độ ăn rất ít protein-VLPD = 0,3 g/kg BW/ngày để giảm sự tích tụ chất thải nitơ trong khi duy trì tình trạng dinh dưỡng đầy đủ. Tối ưu nhất cho CKD-ESRD là liệu pháp RRT, bao gồm ghép thận và lọc máu duy trì. Tuy tối ưu nhưng đắt đỏ và không phù hợp với đa số người bệnh ở Ấn độ.
Đại hoàng thuộc chi Rheum trong họ Polygonaceae là vị thuốc quen thuộc với giới đông y. Trong CKD-ESRD, đại hoàng giúp loại bỏ chất thải chứa nitơ qua kênh phân giải và AQP. Sự bất thường của AQP dẫn đến việc hấp thụ ít nước hơn ở ruột kết & tiết nhiều dịch ruột. Chrysopanol và Emodin trong đại hoàng ức chế quá trình phiên mã và dịch mã gen AQP2, Anthraquinones điều hòa sự biểu hiện AQP4 – theo đó đại hoàng đảo ngược quá trình trên. Đại hoàng còn làm tăng mức serotonin, các thụ thể serotonin trong tá tràng, ức chế yếu tố tăng trưởng biến đổi-beta 1 (TGF- β 1) và biểu hiện fibronectin trong mô thận, do đó ức chế sự lắng đọng chất nền ngoại bào (ECM). Emodin làm giảm quá trình tạo gluconeogenes của tế bào ống thận và làm giảm hàm lượng ATP của ty thể biểu mô. Cả hoạt động Na + / K + -ATPase và Ca 2+ -ATPase của tế bào biểu mô đều bị suy giảm khi sử dụng emodin. Trong một thử nghiệm lâm sàng tiền cứu được thực hiện trên 151 bệnh nhân suy thận mãn tính, tốc độ tiến triển của suy thận bị chậm lại ở những bệnh nhân được điều trị bằng đại hoàng. Có sự gia tăng cả mức albumin huyết tương và transferrin, cho thấy tình trạng dinh dưỡng được cải thiện. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá hiệu quả và độ an toàn của việc bổ sung đại hoàng ở bệnh nhân bệnh thận mãn tính.
- Vật liệu và Phương pháp
2.1. Người bệnh
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6 năm 2012 – tháng 9 năm 2013 trên những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính đến khám tại Phòng khám Thận của một trung tâm chăm sóc cấp ba ở miền bắc Ấn Độ. Đó là một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi và song song. Sự chấp thuận cho nghiên cứu được thực hiện từ Ủy ban Đạo đức Thể chế. Nghiên cứu được đăng ký theo Cơ quan đăng ký thử nghiệm lâm sàng của Ấn Độ với số đăng ký CTRI / 2012/09/002947 đăng ký ngày 09/09/2012. Sự đồng ý bằng văn bản và thông báo đã được lấy từ tất cả các bệnh nhân trước khi đăng ký vào nghiên cứu. Chẩn đoán CKD được thực hiện dựa trên tiền sử lâm sàng chi tiết, khám sức khỏe và điều tra.
2.2. Tiêu chí lựa chọn
Bệnh nhân bị suy thận giai đoạn 3 & 4, từ 20-60 tuổi và thuộc cả hai giới tính được đưa vào nghiên cứu.
2.3. Tiêu chí Loại trừ
Bệnh nhân ESRD, đang lọc máu, đang mang thai, bị bệnh nan y, suy giảm miễn dịch, hoặc bệnh lý thận nặng, bệnh ác tính.
2.4. Cỡ mẫu ( n )
Cách tính cỡ mẫu: n = ( z 2 / e 2 ) pq , trong đó z = mức độ tin cậy 95%, do đó z = 1,96; e = lỗi có thể chấp nhận được; p = tỷ lệ hiện mắc (tỷ lệ hiện mắc giả định là 17,2% theo nghiên cứu thuần tập của SEEK-Ấn Độ); và q = 1 – p .
Theo đó cỡ mẫu ( n ) = [(1,96 ∗ 1,96) / (0,09 ∗ 0,09)] ∗ [0,172 ∗ 0,828] = 67,54. ≈ 68 bệnh nhân, trong đó tính cả tỷ lệ bỏ cuộc là 15%, thì mỗi nhóm sẽ là 80 bệnh nhân.
2.5. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mù đôi, tống bệnh nhân tham gia nghiên cưú được phân bổ ngẫu nhiên vào 1 trong 2 nhóm dùng 12g đại hòang mỗi ngày hoặc thuốc điều trị thông thường. Kết quả là sự cải thiện chức năng thận được đánh giá bằng urê máu, creatinin huyết thanh, tổng lượng protein trong nước tiểu 24 giờ, tổng lượng nước tiểu trong 24 giờ và GFR cùng các kết quaar phụ như hemoglobin, đường huyết, đường huyết sau ăn, kali huyết thanh và canxi huyết thanh.
2.6. Đánh giá an toàn
Tất cả các tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn được báo cáo và điều tra viên quan sát được đều được ghi lại trên các biểu mẫu báo cáo ADR tiêu chuẩn của CDSCO tại mỗi lần khám.
2.7. Phân tích thống kê
Các giá trị được biểu thị bằng giá trị trung bình ± SD. Ý nghĩa thống kê giữa các giá trị trước và sau điều trị trong mỗi nhóm được tính toán bằng phép thử t- test ghép nối studen . Ý nghĩa thống kê giữa các nhóm được tính toán bằng cách sử dụng thử nghiệm t không ghép đôi . P <0,05 được coi là có ý nghĩa. Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS-20. Kích thước tác dụng được tính bằng cách cải thiện creatinine huyết thanh là 0,2.
- Kết quả
- Không có tử vong ở cả hai nhóm suốt 12 tuần nghiên cứu;
- Các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân lúc nhập viện là chán ăn, buồn nôn, nôn, suy nhược, sụt cân, nhức đầu, ngứa, sưng phù toàn thân, thiểu niệu, thiếu máu, tăng huyết áp và khó thở. Cả 2 nhóm đều được cải thiện dần dần về các đặc điểm lâm sàng ở cả hai nhóm sau 12 tuần điều trị nhưng rõ ràng hơn ở nhóm Đại hoàng.
- Cả hai nhóm đều giảm dần huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương về mức bình thường. So với nhóm chứng, nhóm Đại hoàng cho thấy giảm đáng kể ( P <0,05) cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sau 12 tuần điều trị.
- Chỉ số bạch cầu (TLC), số lượng bạch cầu khác biệt (DLC) và số lượng tiểu cầu vẫn trong giới hạn bình thường cả 2 nhóm.
- Nhóm đại hoàng cho thấy sự cải thiện tối đa. So với nhóm chứng, nhóm Đại hoàng cho thấy sự gia tăng đáng kể phần trăm hemoglobin ( P <0,05), giảm đường huyết lúc đói và sau ăn ( P <0,01), giảm urê huyết ( P <0,05) và giảm creatinin huyết thanh ( P <0,05) sau 12 tuần.
- Có sự giảm kali huyết thanh ở cả hai nhóm, có ý nghĩa ( P <0,05) ở nhóm Đại hoàng so với đối chứng.
- Có sự gia tăng đáng kể canxi huyết thanh ( P <0,01), giảm TUP ( P <0,05), tăng TUV ( P<0,001), và tăng GFR ( P <0,001) sau 12 tuần điều trị ở nhóm Đại hoàng so với nhóm chứng.
- Tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn trên cả 2 nhóm là tương đương nhau, giao động trong khoảng 1-4/73 bệnh nhân, bao gồm: buồn nôn, có nôn, đau bụng, đau đầu, tiều nhiều lần, đau khớp, mát vị giác, khát nước, tiêu chảy nhưng không trường hợp nào diến biến nặng vì tác dụng phụ.
- Thảo luận
- Bệnh CKD là một bệnh mãn tính do tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp ngày càng tăng nhanh trên toàn thế giới. CKD dẫn đến bệnh tật và tử vong sớm và cản trở chất lượng cuộc sống.
- Tại Ấn Độ, CKD là một vấn đề lớn đối với cả ngành y tế và nền kinh tế với hơn 100.000 bệnh nhân RRT hàng năm.
- Đại hoàng có tác dụng làm chậm, ngăn ngừa CKD tiến triển thành ESRD.
- Đại hoàng cho thấy tác dụng có lợi ở bệnh nhân CKD với liều 1000 mg / ngày. Vì vậy, liều Đại hoàng được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là 350 mg TDS mỗi ngày.
- Kết luận
Bổ sung đại hoàng cải thiện hiệu quả điều trị bảo tồn ở bệnh nhân CKD giai đoạn 3 và 4 của bệnh thận mãn tính.
Người lược dịch: Hoàng Sầm