Chè Shan Tuyết (Camellia sinensis var. Shan) nổi bật nhờ thành phần hóa học đặc biệt, khác biệt rõ rệt so với chè xanh thông thường. Lá non và búp chè Shan Tuyết màu trắng chứa hàm lượng cao các acid amin như serine, glutamic, arginine, ornithine, aspartic… và các chất chống oxy hóa mạnh như caffeine, catechin, EGCG, ECG, GCG… Đặc biệt, hàm lượng EGCG trong chè Shan Tuyết rất cao (34,1 ± 11,9 mg/g lá khô), mang lại nhiều giá trị dược lý quý giá.
Cây chè Shan tuyết búp trắng, ảnh chụp tại Tả Phìn Hồ – Hà Giang, tháng 3/2025.
Một đặc tính đáng chú ý của mẫu nghiên cứu là chè Shan Tuyết được trồng trên vùng núi Tả Phìn Hồ thuộc Viện Y học bản địa Việt Nam, thí nghiệm của PGS.TS Hoàng Toàn Thắng và Bác sĩ Hoàng Sầm cho thấy nước trà sau pha, chứa trong chai sạch, đậy nắp sau 19 ngày không bị ôi thiu ở nhiệt độ phòng – có thể liên quan đến lượng acid amin cao giúp chống lại quá trình oxy hóa sau khi pha.
1. Ức chế tế bào gốc ung thư (cancer stem cells-CSCs)
EGCG – hoạt chất chính trong chè Shan Tuyết – cho thấy hiệu quả ức chế sự phát triển của CSCs, loại tế bào có vai trò quan trọng trong việc gây tái phát, kháng điều trị, di căn và tử vong ở bệnh nhân ung thư. Trong các nghiên cứu trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng (DLD-1, SW480), phổi (A549, H1299), vú (MCF-7, MDA-MB-231), EGCG ức chế sự hình thành khối cầu – mô phỏng tính chất CSCs – và làm giảm biểu hiện của các dấu ấn CD133, CD44. Cơ chế tác động thông qua ức chế các con đường truyền tín hiệu Wnt/β-catenin và STAT3/NFκB. Hiệu quả đạt được ở nồng độ 40 µM, thậm chí chỉ 10 µM khi kết hợp cùng curcumin.
2. Chống di căn qua ức chế EMT (chuyển đổi trạng thái giữa biểu mô – trung mô)
EMT là quá trình giúp tế bào ung thư di chuyển và xâm lấn các mô khác. EGCG đã chứng minh khả năng ngăn EMT trên nhiều dòng tế bào ung thư như miệng (SCC-9), vú (Hs578T, MCF-7), phổi, thận, hắc tố, cổ tử cung… Ở nồng độ thấp (10–25 µM), EGCG làm giảm biểu hiện các yếu tố thúc đẩy di căn như MMP-2, MMP-9, β1 integrin, snail-1, N-cadherin… đồng thời tăng các yếu tố ức chế di căn như E-cadherin, TIMP-1. Những thay đổi này liên quan đến việc ức chế các con đường FAK, Akt, ERK.
3. Ức chế hình thành mạch máu mới (anti-angiogenesis)
Sự hình thành mạch mới giúp nuôi dưỡng khối u và hỗ trợ quá trình di căn và xâm lấn. EGCG có khả năng ức chế chọn lọc tế bào nội mô liên quan đến khối u (TEC, EPC) mà không ảnh hưởng đến tế bào nội mô bình thường. Cơ chế gồm giảm hoạt động của yếu tố VEGF, HIF-1α, NFκB và tăng các yếu tố chống tăng sinh như JNK, p38. Các nghiên cứu trên tế bào ung thư tụy và vú cho thấy hiệu quả ở liều 40–50 µM.
Chè búp Shan tuyết được chế biến tại Tả Phìn Hồ – Hà Giang.
Như vậy, việc duy trì uống chè shan tuyết hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân ung thư dự phòng tái phát và chống di căn do tế bào gốc ung thư.
TS.DS Nghiên cứu viên ngành ung thư
Nguyễn Thị Hương.