NÊN VÀ TRÁNH ĂN GÌ ĐỂ DUY TRÌ MỘT HỆ THỐNG MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH
Bệnh miễn dịch chia làm 3 loại: i) tăng miễn dịch hay gọi là tăng mẫn cảm, ví dụ dị ứng penixiline, các dị ứng do các dị nguyên ngoại lại khác; ii) giảm miễn dịch, sức đề kháng cơ thể yếu, dễ bị cảm cúm, nhiễm trùng, như mắc HIV/AIDS, sau sởi, sao lao phổi, viêm phổi,… khi đó cơ thể đã huy động toàn bộ hệ thống miễn dịch, dự trữ không còn bao nhiêu; iii) rối loạn miễn dịch, giống như việc các chiến binh hệ miễn dịch nhận diện nhầm các tế bào của cơ thể lại tưởng là kẻ thù xâm nhập từ ngoài nên tiêu diệt luôn … ví dụ thấp tim, ngứa vô căn tuổi già, tiểu đường típ I, típ II, các bệnh tự miễn khác như nhược cơ, lupus ban đỏ, bệnh vảy nến …
Hệ thống miễn dịch giúp điều hòa miễn dịch để hệ miễn dịch không chống đồng đội trong cùng cơ thể mình; bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh do yếu tố ngyoại lai xâm nhập từ bên ngoài như covid-19, kiên cầu trùng tan huyết nhóm A, cúm ...; và nâng cao miễn dịch để tăng sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Dinh dưỡng là một phần quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh và hoạt động có chứng mức nhưng đúng đối tượng. Thường xuyên tiêu thụ một số loại thực phẩm không lành mạnh ngăn cản hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường và làm giảm khả năng hoạt động ở mức tối ưu của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều đường và muối dư thừa có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch. Điều này có nghĩa là chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Thực phẩm nào làm suy yếu hệ thống miễn dịch?
Thực phẩm chế biến có xu hướng chứa chất béo, đường và chất phụ gia không lành mạnh, có thể cải thiện mùi vị, kết cấu và thời hạn sử dụng. Những thứ này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Một số thực phẩm chế biến bao gồm: ngũ cốc ăn sáng, khoai tây chiên, bánh ngọt và bánh quy… Ăn thực phẩm có chứa chất phụ gia như sucralose, aspartame, carboxymethylcellulose, polysorbate-80, natri và carrageenan có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc một số bệnh miễn dịch. Những người ăn uống thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia có nhiều khả năng bị béo phì , viêm miễn dịch và kháng insulin. Ăn đường và chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể dẫn đến tiêu thụ quá nhiều calo, làm tăng nguy cơ béo phì.
Tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Một số thực phẩm có thể chứa nhiều đường bao gồm : mứt và bánh kẹo, bánh quy và bánh ngọt, sữa có hương vị và các sản phẩm từ sữa có đường, ngũ cốc ăn sáng có đường, đồ uống có đường, chẳng hạn như soda. Những người có chế độ ăn nhiều đường có nguy cơ cao mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, mạch vành và bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn một chế độ ăn nhiều đường có thể giảm sức mạnh của hệ thống miễn dịch trong việc chống lại bệnh tật, ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào bạch cầu, tăng các dấu hiệu viêm trong máu.
Thực phẩm cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, giàu chất dinh dưỡng có thể giúp tăng trọng lượng cơ thể vừa phải là rất quan trọng đối với chức năng hệ thống miễn dịch. Thực phẩm như trái cây và rau quả chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để hoạt động tối ưu, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương tế bào. Các loại thực phẩm sau đây có thể cung cấp các lợi ích tăng cường miễn dịch.
Trái cây có múi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh. Chất chống oxy hóa bảo vệ các phân tử quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như protein và carbohydrate khỏi tác hại của môi trường và sinh học. Vitamin C cũng giúp thúc đẩy năng lượng trao đổi chất và điều hòa nội tiết tố. Nó cũng cần thiết cho quá trình sản xuất collagen. Hầu hết mọi người nên đặt mục tiêu tiêu thụ 100–200 miligam (mg) vitamin C mỗi ngày.
Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm là một khoáng chất thiết yếu quan trọng để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày dao động từ 2 mg đến 11 mg , tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của một người. Khi một người mang thai, họ cần 11–13 mg. Một số nguồn kẽm trong chế độ ăn uống bao gồm: hàu, thịt bò, đậu nướng, ngũ cốc, ức gà, phô mai, đậu Hà Lan.
Rau cải: Các loại rau họ cải, đặc biệt là bông cải xanh và mầm bông cải xanh, là nguồn cung cấp hợp chất sulforaphane dồi dào, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sulforaphane có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư, giúp ngăn chặn việc kích hoạt các quá trình viêm tự nhiên trong cơ thể có thể dẫn đến viêm.
Tỏi có thể có lợi cho hệ thống miễn dịch, chúng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách giảm viêm các mạch máu. Ngoài ra, tỏi có thể làm giảm viêm ở những người bị béo phì, những người thường bị viêm mãn tính cấp độ thấp, giúp giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Tác dụng kháng khuẩn của Tỏi liên quan đến việc làm tăng cường chức năng của đại thực bào và lympho bào T của hệ miễn dịch. Tỏi có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau: Tỏi tươi 2-5 g/ngày, bột Tỏi khô 0.4-1.2 g/ngày, dầu Tỏi 2-5 mg/ngày
Gừng: Con người đã sử dụng gừng để làm tăng hương vị của thực phẩm trong nhiều thế kỷ. Sử dụng các chất bổ sung từ gừng, chẳng hạn như bột gừng, có tác dụng chống viêm đối với bệnh viêm khớp, rau má, hoàng cầm làm giảm viêm ở những người bị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, giảm trọng lượng cơ thể ở những người bị béo phì. Điều này có thể có nghĩa là gừng cũng gián tiếp cải thiện sức khỏe của hệ thống miễn dịch.
Những cây thuốc, thực phẩm i) tăng miễn dịch thông thường là nhân sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật, cây vú bò – những người có hệ thống miễn dịch tốt tất ít khi bị ung thư; ii) những cây thuốc điều hòa miễn dịch là linh chi, sói rừng, cây bàn tay ma, cây xuyến chi, cây trứng cá, đông trùng hạ thảo, hoàng cầm, hoàng liên ... chúng ức chế các cytokine IL-17, IL-1. IL-4. IL-21… bảo vệ trung mô khớp, sự nhận diện nhầm trong lupus, vảy nến, chống viêm quánh ổ nhồi máu não, ổ nhồi máu tim dẫn tới giảm thiệt hại thần kinh và tăng khả năng tăng tái tưới máu. iii) nhưng thuốc tăng miễn dịch khiến cho người nhiễm HIV không trở thành bệnh nhân AIDS, ssau sởi chóng khỏi, sau viêm phổi chóng hồi phục …
Túm lại: Lĩnh vực miễn dịch là lĩnh vực liên quan đến gần như toàn bộ các loại bệnh có ở người và động vật trên đời này … do vậy, nghiên cứu về miễn dịch gần như bao trùm tất cả cá bệnh có trong cơ thể - trừ khi mới chấn thương – sau chấn thương chỉ 72h lại thuộc về lĩnh vực miễn dịch. Có thể nói, sống thì phải nhờ hệ miễn dịch, chết cũng do hệ miễn dịch dẫn đến cho từng bộ phận gây chết.
Nghiên cứu viên chính, Dược sỹ Ma Thị Trang