Mô tả ca bệnh: Trường hợp hội chứng ngoại tháp
Ngày 04/06/2022 bệnh nhân Hoàng Tiến Dũng sinh năm, 1959 (0368708859) đến phòng khám ngõ 131 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội xin điều trị tiểu đường Tuýp II. Với bệnh tiểu đường chưa tiêm Insulin thì kết quả điều trị đáp ứng khá nhanh với Ramjec là chuyện không đáng bàn ở đây, vì đảo tụy còn phục hồi được. Thấy kết quả điều trị tiến triển tốt, khỏe lên rõ ràng nên bệnh nhân lại muốn đưa bà vợ đến khám, cho hướng điều trị.
Cô Nguyễn Thúy Bảo, đã đi khám nhiều nơi ở Hà Nội. Cách đây 6 năm cô Bảo thấy người đông cứng dần, có run tay chút ít, được bệnh viện Thanh Nhàn chẩn đoán là Parkinson nhưng điều trị theo hướng này không thấy đỡ, bệnh nặng dần. Trường hợp này khó, do vậy Thầy Hoàng Sầm khám rất kỹ, mặc dầu bệnh nhân đông nhưng riêng trường hợp này thày giành gần 60 phút để thăm khám – sau cùng bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh hệ Ngoại Tháp.
Lâm sàng thấy triệu chứng giống Bệnh Parkinson đến 90%, với:
- Cơn đông cứng
- Run tay phải nhiều
- Đi lệt sệt bước ngắn, xoay trái, phải, đi lại khó khăn.
- Khó tự nằm/ ngồi
- Khó tự xúc ăn
- Khó tự sinh hoạt
- Nét mặt vô cảm, có biểu hiện trầm cảm đơn cực
- Phản ứng chậm chạp
- Xuất hiện hoang tưởng luôn có trộm trong nhà
- Nói chậm và khó nói, phát âm không rõ
Duy nhất có 1 triệu chứng khác biệt với bệnh/ hội chứng parkinson là có “dấu hiệu con dao nhíp”, đó là dấu hiệu duy nhất giúp phân biệt để chẩn đoán bệnh hệ ngoại tháp.
Được lời như cởi tấm lòng, ông Dũng nói ngay “đi khắp bệnh viện ở Hà nội rồi, duy nhất có Ông Sầm và Ông Giáo sư Hinh chẩn đoán giống nhau, còn đâu ai cũng bảo Parkinson hết”; Tuy vậy việc điều trị hội chứng ngoại tháp là cả 1 vần đề. Vì phòng khám xưa nay chỉ điều trị Parkinson chứ không điều trị ngoại tháp bao giờ, hơn nữa bệnh cũng đã nặng rồi.
Lời khuyên của Bác sĩ Hoàng Sầm: người phả hệ có yếu tố nguy cơ mắc Parkinson, bệnh hệ ngoại tháp cần
- Tránh xa thuốc diệt cỏ, trừ sâu;
- Chơi thể thao, thể dục thời lượng vừa đủ;
- Uống trà shan tuyết, cà phê;
- Uống thân lá cây hoa mua thay nước;
- Uống thường xuyên Móc câu đằng;
- Dùng hạt tiêu và củ nghệ vàng làm gia vị thường xuyên;
- Làm viên nhục thung dung để uống;
- Uống cam thảo loãng cách tháng;
- Các thuốc ức chế iMao liều thấp;
Thày Hoàng Sầm và Thày Phạm Tự Do hội chẩn rằng nếu do tình trạng thoái hóa thần kinh Trung ương thì dùng Neo – 19; Các cứng cơ và run thì dùng Parkinsan I & III; hỗ trợ điều trị co cứng bằng đun thêm Bạch thược, Khoan cân đằng cho uống thay nước hằng ngày.
Sau tháng thứ nhất, kết quả điều trị còn hơn cả mong đợi của gia đình: đi lại nhanh nhẹn hơn, các cơ bắp mềm hơn, tay không còn run, mặt giảm đờ đẫn vô cảm, nói nhanh và rõ ràng hơn, sinh hoạt tự chủ hơn như tự cầm thìa ăn cơm, tự lên xe máy không cần ai hỗ trợ….
Thế là thế hệ lứa Bác sỹ trẻ chúng tôi có thêm 1 kinh nghiệm chẩn đoán và thêm 1 lựa chọn phương pháp điều trị Hội chứng ngoại tháp
Bác sỹ Vũ Hà – Trưởng đại diện Viện Y học bản địa Việt Nam tại Hà Nội (0974988058).