+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:
– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.
– Căn cứ khoá phân loại thực vật.
– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.
+ Kết luận: Mẫu số 32-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:
– Tên thường gọi: Bứa mủ vàng, Bứa lá to, Hồng pháp, Hồng phác…
– Tên khoa học: Garcinia xanthochymus Hook. f. ex T. Anderson.
– Lớp: Equisetopsida C. Agardh.
– Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
– Bộ: Malpighiales Juss. ex Bercht. & J. Presl
– Họ: Clusiaceae Lindl.
– Chi: Garcinia L.
– Loài: Garcinia xanthochymus Hook. f. ex T. Anderson.
+ Một số thông tin khoa học của Garcinia xanthochymus Hook. f. ex T. Anderson.
– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 269, NXB Y học, Hà Nội. “Công dụng: Ở Ấn Độ, quả được dùng như quả loài Garcinia indica Choisy làm thuốc chống bệnh scorbut, giải khát, thông mật, làm dịu, kích thích. Dầu hạt dùng trị bệnh ngoài da.”
-> Tài liệu tham khảo:
– Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.
– Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam.
Doctor SAMAN