+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:
– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.
– Căn cứ khoá phân loại thực vật.
– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.
+ Kết luận: Mẫu số 31-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:
– Tên thường gọi: Quýt rừng, Mắm gai, Cáp gai nhỏ…
– Tên khoa học: Capparis micracantha DC.
* Lớp: Equisetopsida C. Agardh.
* Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
* Bộ: Brassicales Bromhead
* Họ: Capparaceae Juss.
* Chi: Capparis L.
* Loài: Capparis micracantha DC.
+ Một số thông tin khoa học của Capparis micracantha DC.
– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 346, NXB Y học, Hà Nội. “Công dụng: Quả chín ăn được, có mùi thơm. Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi; có thể dùng riêng bột cây hoặc pha thêm thuốc lá. Rễ có tác dụng lợi tiểu và kháng viêm. Cũng dùng chế thuốc uống chữa viêm phế quản.”
-> Tài liệu tham khảo:
- Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.
- Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam
Doctor SAMAN