Uống rượu có lợi cho tim mạch? sự thật thế nào.
Trong quá trình nghiên cứu các cây thuốc có nhóm chức Sterol và Thione (S-H) chúng tôi phát hiện các loại rượu bậc thấp, bậc cao đều có tác dụng làm tan tinh thể Cholesterol loại xấu (LDL). Quá trình điều trị bệnh nhân hẹp mạch vành hoặc mạch cảnh chúng tôi mạnh dạn khuyên bệnh nhân có thể hỗ trợ điều trị bằng mỗi ngày uống 1-2 ly rượu, miễn là không quá 50g/ ngày. Việc làm này bị 1 số người nhà và đặc biệt là 1 số Bác sỹ phản đối dữ dội.
Vậy sự thật là thế nào ?
Uống từ một đến hai ly rượu mỗi ngày làm giảm các biến cố tim mạch ước tính từ 20-40%, nhưng tốt nhất là rượu vang. Các nghiên cứu thuần tập lớn cho là do rượu vang, có thể là do tác dụng chống Oxy hóa và các chất chống kết tụ tiểu cầu. Vì rượu làm tăng HDL-C (loại cholestrol tốt), giảm LDL (loại cholesterol xấu) ngoài ra, rượu còn làm tăng độ nhạy của Insulin. (Các tác giả: Murilo FoppaFlavio, Danni FuchsBruce B, Duncan – kho dữ liệu tim mạch Braxin);
Từ đầu thế kỷ 20, các bác sĩ lâm sàng đã nhận thấy bệnh Mạch vành dường như ít xảy ra ở những người uống rượu hơn ở những người kiêng rượu. Trong 30 năm qua, 42 cuộc điều tra khoa học chính thức đã xác nhận nhận định này. Các phân tích như vậy bao gồm các nghiên cứu thuần tập so sánh việc những người sử dụng rượu và những người kiêng rượu đều kết luận rằng những người uống rượu điều độ có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn so với những người kiêng rượu. Ví dụ, trong một nghiên cứu trên 51.529 nam giới khỏe mạnh, Rimm và các đồng nghiệp (1991) đã phát hiện ra rằng những người đàn ông tiêu thụ khoảng 0,5 ounce (tức là 14 gram) rượu mỗi ngày có 29 % thấp hơn nguy cơ bị nhồi máu cơ tim so với những người kiêng. Tương tự, những người uống rượu có nguy cơ phải trải qua phẫu thuật bắc cầu vành hoặc nong mạch thấp hơn 16% so với những người kiêng rượu. Những phát hiện này đã được xác nhận trong các đánh giá của hơn 50 nghiên cứu dịch tễ học. Kết luận rằng so với việc kiêng hoàn toàn, uống một ly mỗi 1 đến 2 ngày có liên quan đến giảm 17% chứng nhồi máu cơ tim. (Maclure 1993).
“Những phát hiện của chúng tôi ủng hộ quan điểm rằng tác động có lợi và bất lợi của rượu đối với bệnh động mạch vành một phần là do sự thúc đẩy hoặc giảm tốc độ hình thành xơ vữa phụ thuộc vào liều lượng (≤ 50g hoặc ≥100g/ngày – người dịch). Khả năng bảo vệ do uống rượu nhẹ có thể được cho là do tác dụng chống huyết khối và ức chế hoạt động tạo xơ vữa của Cholesterol LDL cao.” – nhóm nghiên cứu Bruneck, 1998.
Mức độ LDL hoặc Cholesterol “xấu” giảm mạnh 40% ở những con chuột uống rượu vừa phải hàng ngày, so với nhóm đối chứng không uống rượu. Dường như rượu làm giảm Cholesterol xấu và các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng cứ tăng 10% LDL sẽ làm tăng 20% nguy cơ xơ vữa động mạch.
Đáng ngạc nhiên là mức HDL hoặc Cholesterol “tốt” đã tăng lên ở cả nhóm uống rượu vừa phải và uống quá chén. Điều ngược lại xảy ra ở những con chuột uống rượu say: Khối lượng mảng bám và số lượng tế bào miễn dịch viêm tăng lên – Phó giáo sư tiến sỹ John Cullen.
Như vậy tính 2 mặt của rượu đã rõ, uống lượng vừa phải và đều đặn không quá 100g rượu mỗi ngày sẽ có tác dụng làm giảm Cholesterol LDL; ngược lại thường xuyên say xỉn sẽ có hại cho tim mạch và hành vi tác phong, giá trị, nhân phẩm cá nhân trong cuộc sống xã hội.
Hoàng Sầm – sưu tầm và lược dịch.