Hoàng Đằng

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 11-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Hoàng đằng

– Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour.

* Lớp: Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.

* Bộ: Ranunculales Juss. ex Bercht. & J. Presl

* Họ: Menispermaceae Juss.

* Chi: Fibraurea Lour.

* Loài: Fibraurea tinctoria Lour.

+ Một số thông tin khoa học của  Fibraurea tinctoria Lour:

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 1107, NXB Y học, Hà Nội. “Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn trong đường ruột. Công dụng: Thường dùng chữa các loại sưng viêm, chữa chảy máu mắt, sốt rét, kiết lỵ, viêm ruột, ỉa chảy, viêm tai, lở ngứa ngoài da và cũng làm thuốc bổ đắng”

– Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 942, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Hoàng đằng có vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, thông tiện. Công dụng: Hoàng đằng được dùng làm thuốc bổ đắng chữa các chứng viêm tấy, kiết lỵ, tiêu chảy, sốt rét, bệnh về gan, nóng trong, lở ngứa ngoài da, mắt đỏ có màng, viêm tai chảy mủ.”

– Ở nước ngoài Fibraurea tinctoria Lour. đã có một số nghiên cứu sau:

1. Thành phần hóa học: Các nhà khoa học tìm thấy một số hợp chất sau: Bốn furanoditerpenoids mới là: fibrauretin A (1), fibrauretinoside A (2), epi-fibrauretinoside A (3), và epi-12-palmatoside G (4), một glucoside ecdysteroid, fibraurecdyside A (5), hai furanoditerpenoids (6 và 7), một ecdysteroid (8), và bốn alkaloids protoberberine bậc bốn (9- 12).

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/hoang-dang.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/hoang-dang.jpg","subHtml":"Ho\u00e0ng \u0110\u1eb1ng"}]