Lời bạt: Tôi là bác sỹ Đông y đã 37 năm, có 13 đời làm nghề thuốc; khi cùng Tiến sỹ Đỗ Văn Lộc biên dịch và viết bài này không có nghĩa là Bác sỹ Đông y bài xích thuốc đông y mà chỉ với mong muốn rằng chúng ta vẫn cần cảnh giác với thuốc bằng hết trách nhiệm của mình trước tính mạng con người.

Mặc dù các thuốc từ thảo dược trong y học cổ truyền dân tộc phương đông xưa nay được coi là tương đối an toàn và thường không gây độc và trong các bài giảng sử dụng trong trường Đại học, các sách cổ đã có phân loại, ghi rõ những thuốc có thể gây độc ngay cả khi dùng đúng liều lượng điều trị. Thế nhưng với thời đại 4.0, khi xem xét các vị thuốc, bài thuốc tương tác với cơ thể ở mức sinh học phân tử thì tính thận trọng của người thầy thuốc phải tăng thêm.

Có hay không độc tố trong thuốc đông y

Có hay không độc tố trong thuốc đông y?

Độc tố từ các thảo dược có thể là từ độc tố có sẵn trong thảo dược hoặc do nhiễm từ ngoài vào hoặc do bào chế hoặc cả ba. Đã có báo cáo cho biết khoảng 10% các ca bị bệnh thận đái tháo đường chuyển sang giai đoạn cuối hàng năm ở Đài Loan là do dùng thảo dược. Độc tố được mô tả nhiều nhất liên quan đến bệnh thận Aristolochic acid, ngoài gây hại cho thận nó còn gây đột biến gene và gây ung thư. Họ Aristolochiaceae là họ Nam mộc hương gồm Tế tân, Phòng kỷ, Mã đề hương, Nhạc ngựa, Tầm cốt phong, Sơn dịch, đó là chưa kể vị mộc thông thuộc Lardizabalaceae, cây râu mèo... có tác dụng lợi tiểu mạnh nhưng cũng gây hại cho thận...

Mặc dù đã biết rõ aristolochic acid là độc tố nguy hại cho thận nhưng một số thuốc bào chế từ thảo dược vẫn có chứa thành phần liên quan đến hợp chất này. Bệnh sinh của bệnh thận gây ra bởi độc tố aristolochic acid - aristolochic acid induced nephropathy - có đặc tính làm mô kẽ cầu thận bị xơ hóa lan rộng và ống thận bị teo, trong khi không thấy rõ tổn thương cầu thận. Các bệnh đường niệu thường được quan sát thấy là các bệnh có di tật dài hạn liên quan đến bệnh thận gây ra bởi độc tố aristolochic acid.

Một nghiên cứu hồi tố trên 86 bệnh nhân bị bệnh thận gây ra bởi độc tố Aristolochic acid cho thấy có 19 bệnh nhân (22.0%) bị tổn thương thận cấp tính trong khi 67 bệnh nhân (78%) bị bệnh thận giai đoạn cuối mạn tính. Có 11 bệnh nhân (57.9%) bị tổn thương thận cấp tính hồi phục lại được chức năng thận bình thường và 27 bệnh nhân (40.2%) bị bệnh thận giai đoạn cuối mãn tính có tiến bộ trở lại thành bệnh thận giai đoạn cuối.

Một số thảo dược trong y học cổ truyền Trung Quốc bao gồm Khoai trời (Dioscorea bulbifera), Qua lâu (Trichosanthes kirilowii), Cây xoan quả to (Melia toosendan), Phan tả diệp (Cassia angustifolia) và Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum) được biết đến là các thảo dược có độc tố hại gan. Độc tố hại gan gây ra bởi các thảo dược y học cổ truyền Trung Quốc thường xuất hiện sau 1 đến 4 tuần điều trị với các biểu hiện lâm sàng như mệt, vàng da và chán ăn. Độc tố hoại huyết - hematopoietic toxicity có liên quan đến các thảo dược như Mao phòng kỷ (Sinomenium acutum), Thủy ngân sulfide (Mercury sulfide) và Cây lấu (Psychotria rubra). Những thảo dược trên gây ra giảm tiểu cầu (Thrombocytopenia) và thiếu máu tan huyết (Hemolytic anemia). Tuy vậy các tác dụng phụ này là không phổ biến và xuất hiện phần lớn ở những bệnh nhân dễ bị tổn thương khi dùng thảo dược quá liều và dài ngày.

Ngoài ra sự nhiễm độc từ bên ngoài như muối Arsenic, thủy ngân, chì hoặc trong các bài thuốc thảo dược cũng gây ra sự tương tác có hại nghiêm trọng giữa thuốc tổng hợp và thảo dược dẫn đến những biến chứng bởi tăng hoặc giảm tác động độc tố và dược lý của từng thành phần. Thí dụ các thảo dược trong y học cổ truyền được dùng làm giảm nồng độ glucose trong bệnh đái tháo đường cũng đồng tác động làm giảm đường huyết với thuốc tây có nguồn hóa học. Đã có báo cáo cho biết các biến chứng xuất huyết có thể xuất hiện khi sử dụng kết hợp warfarin với Đương quy hoặc với Đan Sâm. Các bác sỹ khi kê đơn cho bệnh nhân cần chú ý tác động lẫn nhau có hại này khi sử dụng kết hợp thảo dược với thuốc tổng hợp.

Một số thuốc khác có thể gây độc với triệu chứng tiêu hóa, thần kinh như cây Đào đông hay gọi cây sắng pắc, tào phia, hay cây cán búa thường dùng chữa bệnh khớp.

Một số vị thuốc khác như Cao trăn, tiết ba ba gây liệt dương dần dần, dương vật cương không ra cương, mềm không ra mềm, sinh hoạt tình dục lâu nhưng không chất lượng, sau một thời gian sẽ liệt dục hoàn toàn, mất ham muốn tình dục hoàn toàn, tinh hoàn có thụt vào trong ổ bụng.

Đồng bào miền núi dùng xạ hương chống thụ thai tạm thời hoặc cây Po xẹ làm hủy diệt buồng trứng dẫn đến ngưng sinh sản nữ.

Tuy thuốc đông y gồm thuốc bắc, thuốc nam ít gây ngộ độc hơn nhưng khi làm thầy thuốc cũng nên hết sức thận trọng.

Doctor SAMAN
Biên dịch, biên tập và viết

TS Đỗ Văn Lộc Và BS Hoàng Sầm

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/co-hay-khong-doc-to-trong-thuoc-dong-y-yhocbandia.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/co-hay-khong-doc-to-trong-thuoc-dong-y-yhocbandia.jpg","subHtml":"C\u00f3 hay kh\u00f4ng \u0111\u1ed9c t\u1ed1 trong thu\u1ed1c \u0111\u00f4ng y"}]