Bệnh động mạch vành có xu hướng ngày càng gia tăng ở Việt Nam, là căn nguyên gây tử vong số một của thế giới. Theo thống kê năm 1993, tỷ lệ chết do mạch vành ở Việt Nam là 27,3%; Mỹ 35%; EU 33%.
Tim cũng như các cơ quan khác trong cơ thể cần được cung cấp đầy đủ máu thông qua hệ thống động mạch vành của tim, các nhánh của động mạch vành được xuất phát từ động mạch chủ, hệ thống mạch vành gồm động mạch vành phải và động mạch vành trái, các nhánh của động mạch vành phải và trái lại chia dần ra các nhánh nhỏ hơn để đưa máu tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc do các nguyên nhân khác nhau, thông thường là do mảng vữa xơ động mạch vành, hình thành do rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng Triglycerid và Cholesterol trong máu, làm lắng đọng Cholesterol ở thành mạch, từ đó dẫn đến động mạch vành không còn đủ khả năng cung cấp máu cho tim, người ta thấy rằng khi lòng động mạch vành hẹp từ 50% đường kính trở lên sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh này.
Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Đau có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép... hay đôi khi chỉ là cảm giác “có một cái gì đó khó chịu trong lồng ngực”. Vị trí đau hay gặp ở xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay trái, rất ít khi đau lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Cơn đau thường rất ngắn chỉ trong khoảng 10 đến 30 giây hay một phút, nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim. Có 2 loại cơn đau thắt ngực: cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định.
+ Cơn đau thắt ngực ổn định: Là do mảng vữa xơ gây hẹp lòng động mạch vành, xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đạt đến một mức độ nào đó.
+ Cơn đau thắt ngực không ổn định: Còn gọi là hội chứng vành cấp, khi đau thắt ngực xảy ra bất kỳ cả lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức, nhưng không đỡ khi đã ngừng gắng sức. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời rất dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu chủ yếu để phân biệt giữa đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định là hoàn cảnh xảy ra đau thắt ngực: Khi nghỉ hay khi gắng sức. Nếu khi gắng sức đến một mức độ nhất định thì nói lên mức độ ổn định, còn nếu xuất hiện khi nghỉ ngơi – nói lên sự không ổn định, và sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử.
Trước đây có quan niệm rằng, đặc quyền chữa loại bệnh nguy hiểm chết người này luôn phải là tây y. Nhưng trong khoảng 14 năm qua, Viện Y học bản địa Việt Nam đã nghiên cứu thành công thuốc nam chữa bệnh này hiệu quả.
Khuyến cáo rằng, khi có dấu hiệu đau thắt ngực, nhoi nhói ngực thì chúng ta nên đi khám bệnh, lúc ấy bác sỹ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm, thăm dò chức năng cần thiết để xem có bị bệnh mạch vành hay không như: Xét nghiệm gắng sức, Holter điện tim (ghi lại hoạt động điện của tim giống máy đo điện tim ECG nhưng trong thời gian liên tục 24 giờ), siêu âm Doppler tim, điện tim gắng sức, chụp động mạch vành v.v.
Doctor SAMAN
Viện Y học bản địa Việt Nam
TS.BS cao cấp Ngô Quang Trúc