Sinh dục

Tại sao trẻ gái dậy thì sớm hơn so với trước

Theo kết quả nghiên cứu khoa học được giới thiệu tại cuộc hội thảo khoa học được tổ chức tại Cheltenham, Vương quốc Anh (năm 2012), trẻ em gái hiện nay bước vào thời kỳ trưởng thành giới tính ngày càng sớm, một số trường hợp cực đoan có thể còn gặp ở bé gái […]

Theo kết quả nghiên cứu khoa học được giới thiệu tại cuộc hội thảo khoa học được tổ chức tại Cheltenham, Vương quốc Anh (năm 2012), trẻ em gái hiện nay bước vào thời kỳ trưởng thành giới tính ngày càng sớm, một số trường hợp cực đoan có thể còn gặp ở bé gái mới 4-5 tuổi, trong vòng 50 năm qua, tuổi bắt đầu dậy thì trung bình của bé gái tụt xuống đã ở mức 10 tuổi.

Hiện nay các nhà khoa học còn chưa nhất trí về nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng các nghiên cứu mới nhất đã cho phép xác nhận giả thiết cho rằng do stress (sang chấn tâm lý) gây ra.

Trong xã hội hiện đại, với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, kinh tế thị trường… đang diễn ra một cách “chóng mặt” so với trước kia, mặt tốt và tích cực thì chúng ta đã rõ, nhưng mặt trái của nó như mô hình gia đình truyền thống nguy cơ bị phá vỡ, đạo đức xã hội về mặt nào đó bị xuống cấp do chạy theo giá trị đồng tiền, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiễm độc không khí, nguồn nước và thực phẩm v.v, đang diễn ra khá nghiêm trọng, gây gia tăng những căng thẳng cho con người, gây stress… Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh lý học và sức khoẻ con người, làm cho tuổi dậy thì của trẻ gái ngày càng sớm.

* Nguyên nhân phải chăng do gia đình tan vỡ ?

Các nhà khoa học ngày càng gắn hiện tượng hạ thấp tuổi bước vào giai đoạn trưởng thành giới tính với mối quan hệ trong gia đình, con số trẻ em lớn lên ở những gia đình có hiện tượng bị đổ vỡ chỉ có mẹ hoặc bố ngày càng gia tăng, và trạng thái căng thẳng tâm lý của trẻ do hôn nhân của cha mẹ chúng sụp đổ có thể là thủ phạm gây phì đại 2 bầu vú sớm (là một trong các dấu hiệu quan trọng để đánh giá dậy thì ở bé gái). Giáo sư Richard Sharp (đại học Edinburg, Scotlen) khẳng định: “Sự thiếu vắng các ông bố có thể dẫn đến các thay đổi hormone ở bé gái”.

Kết quả nhiều công trình nghiên cứu cho thấy:  biểu hiện dậy thì đầu tiên (vú phát triển) vào quãng thời gian sinh nhật thứ 10 của bé gái, tức là sớm hơn 5 năm so với thế kỷ XIX.

* Có phải do “giàu có nhưng không cha” ?

+ Theo Giáo sư Sharpe, Giám đốc trung tâm sức khoẻ sinh sản Vương quốc Anh: “Chúng tôi quan sát được dấu hiệu trưởng thành giới tính sớm hơn ở bé gái sống trong những gia đình nhận con nuôi hoặc sống xa bố sinh học, khi trẻ sống với bố dượng hoặc bố mẹ luân phiên nuôi dưỡng.”.

+ Các nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng khẳng định: tỷ lệ 2 bầu vú của những bé gái đươc nuôi dưỡng trong những gia đình có thu nhập cao, nhưng không có bố cao gấp > 2 lần so với các bạn gái cùng lứa sống trong các gia đình có đủ cả bố mẹ, một số bé gái còn thấy ngực to ngay từ khi mới 7 tuổi (kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở đại học Berkeley, California).

Các nhà khoa học đã giải thích hiện tượng này có thể là do dư thừa Androgen là hormone nam giới (nhưng có cả ở nữ giới nhưng ít hơn so với nam giới). Người ta cho rằng khi con người rơi vào tình trạng căng thẳng tâm lý (stress) thì nồng độ Androgen sẽ gia tăng. Nhưng tại sao các trẻ em gái lại dậy thì sớm ở những gia đình có thu nhập cao mà không có cha đẻ thì các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chưa thể lý giải được, họ thừa nhận như vậy.

* Có phải do nguyên nhân béo phì ?

 Hiện nay “đại dịch béo phì” cũng có thể là nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ em gái. GS Shape cũng khẳng định rằng các nhà khoa học nhất trí với kết luận béo phì ở trẻ em là thủ phạm chính khởi đầu dậy thì sớm hơn ở trẻ em gái.

Theo các chuyên gia, khi trẻ có nhiều mô mỡ, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu gia tăng sản xuất hormone khởi đầu quá trình trưởng thành giới tính (Androgene). Một số yếu tố đi kèm (như trẻ thiếu vận động), nhóm tác giả nghiên cứu nhận thấy ở những trẻ gái tham gia hoạt động thể thao dậy thì cũng muộn hơn, kinh nguyệt lần đầu (cũng là một trong các dấu hiệu quan trọng đánh giá dậy thì) của nhóm bé gái này có khi 15-16 tuổi mới xuất hiện.

Tại đa số các nước phương Tây, tuổi trung bình dậy thì khi người ta thấy hành kinh lần đầu của trẻ gái là 12 tuổi, tuổi trung bình này duy trì ổn định từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong thế kỷ XIX tuổi dậy thì trung bình là 14 tuổi.

* Có phải do nhiễm hoá chất độc hại có trong nước và thực phẩm ăn uống hàng ngày ?

Người ta cho rằng các loại hoá chất độc hại “ngấm” vào cơ thể con người qua con đường ăn uống, qua đường thở… về mặt “lý thuyết” sẽ liên quan đến hạ thấp tuổi dậy thì của trẻ em gái, nhất là các loại hormone tăng trưởng trong quá trình chăn nuôi còn tồn dư  nhiều, quá mức cho phép có trong thịt, cá, trứng, sữa… có thể là thủ phạm gây phì đại sớm 2 bầu vú của bé gái.

* Những hệ luỵ nguy hiểm.

Hiện tượng tuổi dậy thì của trẻ em gái có xu hướng rút ngắn làm cho giới khoa học và các bậc phụ huynh lo lắng, vì nó đồng nghĩa với khả năng các bé gái sẽ bắt đầu vào đời sống tình dục sớm hơn, tức là có thể có hiện tượng có thai ngoài ý muốn sẽ tăng lên ở những bé gái vị thành niên, nên các nhà khoa học nhấn mạnh sự cần thiết phải “hỗ trợ các bậc cha mẹ trong nỗ lực giải quyết hậu quả về thể chất và tâm lý của dậy thì sớm, bởi chúng rất nghiêm trọng và đáng lo ngại.” (Tiến sỹ Tabithe Randelt, đại học Nottingham, vương quốc Anh).

Tiến sỹ Randelt còn khẳng định: “Tồn tại mối quan hệ rõ ràng giữa sự khởi đầu sớm sinh hoạt tình dục, khi trẻ vẫn chưa sẵn sàng về mặt tình cảm với hoạt động này và sự tăng vọt các trường hợp có thai trong đối tượng độ tuổi vị thành niên.” Nhà khoa học này cũng phàn nàn ông đã từng chứng kiến những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái mới 4 tuổi.

* Sự “giới hạn” của khoa học về nguyên nhân dậy thì sớm.

Cho dù là có thể do nguyên nhân đồ ăn không lành mạnh, ô nhiễm môi trường, do lười vận động cơ bắp, do căng thẳng tâm lý (stress)… nhưng các nhà khoa học cũng phải chịu “bó tay” khi được yêu cầu cung cấp nguyên nhân cụ thể của hiện tượng trẻ hoá tuổi dậy thì, vì thực tế ngày càng có nhiều chứng cứ coi các nhân tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong vấn đề dậy thì sớm của trẻ em gái. Vì vậy các nhà khoa học cần phải tiếp tục nghiên cứu tiếp để làm sáng tỏ những điều còn vướng mắc.

Cách đây 15 năm Bác sỹ Hoàng Sầm cho rằng tất cả các giả thuyết trên đều sai. Theo bác sỹ Sầm tình trạng sử dụng thuốc tránh thai tràn lan mới là nguyên nhân. Thuốc tránh thai chính là nội tiết tố nữ, sau uống được thải nguyên vẹn ra ngoài gây ô nhiễm nước, nước ngầm, ô nhiễm vào vật nuôi rau cỏ. Trẻ trai ăn phải, khi trưởng thành tinh hoàn nhỏ hơn thế hệ trước khoảng 10-20% (nghiên cứu của Đại học Y Bắc Thái), còn trẻ gái ăn phải dậy thì sớm, vú to là đúng rồi.

Riêng các bà mẹ đơn thân có con gái dậy thì sớm cũng đúng nốt, vì mẹ đơn thân thì thường xuyên dùng thuốc tránh thai.

Doctor SAMAN

Tiến sỹ bác sỹ cao cấp Ngô Quang Trúc

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

TS.BS Cao cấp Ngô Quang Trúc

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận