Tầm gửi cây nghiến có nơi còn gọi là củ nghiến (tên khoa học chưa xác định được) là loại tầm gửi mọc ở gốc cây nghiến dưới lớp thảm mục, ở thân cây hoặc ở các hốc cây, không có ngọn, không có lá, thân ở dạng giống như củ, vỏ xám, có một gốc nhỏ gắn vào gốc cây chủ. Nó thường mọc riêng rẽ hoặc tạo thành chùm như chùm sung với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau (xem ảnh)

tam gui nghien

    Tầm gửi cây nghiến có nhiều ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang,…và nhiều nơi khác trong cả nước. Nhân dân ta thường thu hái về phơi khô ngâm với rượu hoặc sắc lấy nước uống để chữa đau lưng, bệnh thận, điều hòa tim mạch, kiết lỵ…

    Hiện nay, chúng tôi chưa thấy có một công trình khoa học nào công bố kết quả nghiên cứu một cách đầy đủ về tầm gửi cây nghiến, trong khi đó người dân thường dùng tầm gửi cây nghiến ngâm rượu uống chữa một số bệnh mà chưa dựa vào cơ sở khoa học nào. Do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học trong tầm gửi cây nghiến nhằm góp phần bước đầu tìm hiểu về loại dược liệu này.

    Bằng các phương pháp chiết xuất, phân tích định tính bằng các phản ứng màu đặc trưng cho các nhóm chất thiên nhiên chúng tôi đã xác định được các nhóm chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học trong tầm gửi cây nghiến theo bảng sau: 

b1

Ghi chú: +++: kết quả rất rõ, ++: kết quả rõ, +: có dấu hiệu phản ứng, -: không có (phản ứng âm tính)

    Qua kết quả phân tích định tính ở trên ta thấy tầm gửi cây nghiến có hầu hết các nhóm chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học (trừ ancaloit). Vì vậy, tầm gửi cây nghiến có thể có tác dụng chữa bệnh.

   Chúng tôi đã xác định được hàm lượng một số nhóm chất:

 -Nước là 89,57% (tươi)

 -Chất hòa tan là 51,47% (khô)

 -Nitơ tổng số là 1,88%(khô)

 -Flavonoit tổng số là 2,90%(khô)

 -Cumarin tổng số là 0,69%(khô)

 -Saponin tổng số là 0,66%(khô)

    Chúng tôi đã phân tích định tính các axit amin trong tầm gửi cây nghiến bằng phương pháp sắc ký giấy một chiều hệ dung môi  n-butanol- axit axetic- nước (4:1:5)so sánh với 20 axit amin chuẩn của Hungari trên cùng một sắc đồ với thời gian chạy sắc ký là 16 giờ, thấy có ít nhất là11 axit amin trong đó có 7 axit amin không thay thế (L- histidine, L-arginine, DL-valine, DL-methionine, DL-isoleucine, DL-β-phenylalanine, L-leucine).

    Ảnh chụp sắc đồ sắc ký giấy axit amin:

Tầm gửi nghiên    

Bằng sắc ký lớp mỏng hệ dung môi toluen-etylaxetat-axit fomic (5:4:1) bước đầu đã phân tích được trong tầm gửi cây nghiến có ít nhất 4 vệt chất loại flavonoit.

    Bằng sắc ký lớp mỏng hệ dung môi n-butanol- axit fomic- nước (75:15:10) bước đầu đã phân tích được trong tầm gửi cây nghiến có ít nhất 5 vệt chất loại saponin.

    Chúng tôi chưa thử được hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tầm gửi cây nghiến, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm.

    Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng tầm gửi cây nghiến có thể là một loại dược liệu tốt bổ sung cho nguồn dược liệu chữa bệnh cho con người nếu được nghiên cứu một cách đầy đủ về hoạt tính sinh học của nó.

Tác giả: Hứa Văn Thao & Phạm Văn Khang

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/05\/tam%20gui%20nghien-yhocbandia.png","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/05\/tam%20gui%20nghien-yhocbandia.png","subHtml":"tam gui nghien"},{"src":"http:\/\/yhocbandia.vn\/wp-content\/uploads\/2013\/05\/b1.jpg","thumb":"http:\/\/yhocbandia.vn\/wp-content\/uploads\/2013\/05\/b1.jpg","subHtml":"b1"},{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/05\/tam%20gui%20nghien.png","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/05\/tam%20gui%20nghien.png","subHtml":"T\u1ea7m g\u1eedi nghi\u00ean"}]