Tiểu đường chuyển hóa

Thuốc thảo dược điều trị bệnh béo phì, cần bằng chứng khoa học

Các chữ viết tắt: OB = bệnh thừa cân béo phì; BMI = chỉ số khối cơ thể; RCT = thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Lời bạt: Có một báo cáo về trường hợp một người đàn ông OB 19 tuổi (nặng120 kg) đã uống 15 tách lá trà xanh xay nhuyễn mỗi […]

Các chữ viết tắt:

OB = bệnh thừa cân béo phì;

BMI = chỉ số khối cơ thể;

RCT = thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

Lời bạt:

Có một báo cáo về trường hợp một người đàn ông OB 19 tuổi (nặng120 kg) đã uống 15 tách lá trà xanh xay nhuyễn mỗi ngày với một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, trong hơn 60 ngày; giảm được 30kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, khi đang tập thể dục bình thường, anh đã chết đột tử vì rung thất trái. Hiện chưa rõ cơ chế dẫn tới cái chết này: do quá liều hay do giảm cân quá nhanh (2 ngày giảm 1 kg) dẫn tới mất cân bằng sinh học khối lượng tuần hoàn?

Năm 2013, nhóm chúng tôi gồm Hoàng Sầm, Hứa Văn Thao, Ngô Thị Thảo, Nguyễn Thị Hoa và cs nghiên cứu điều trị OB bằng lá cây xương sông và lá sen trên thỏ châu Âu (tên khoa học Oryctolagus cuniculus) thân trọng trung bình 1,8-2,2 kg/con. Dùng 36 thỏ chia 3 nhóm, mỗi nhóm 12 con, chế độ chuồng trại, ánh sáng, tiếng ồn, ăn uống như nhau… trong đó 1 nhóm chứng (-) không dùng thuốc; nhóm trị dùng lá xương sông 06g và lá sen 06g dạng chiết dịch; nhóm chứng (+) dùng 12g nghệ vàng dạng bột mịn. Thu thập dữ liệu về sức ăn, thần kinh, phân, nước tiểu và các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu… kết quả so với nhóm chứng (-): nhóm chứng (+)  thỏ giảm 5% thân trọng/tháng; nhóm trị giảm 15% thân trọng/ tháng. Đến cuối tháng thứ 3 nhóm trị thỏ đã quá gầy và chết mất 2 con, ngờ rằng có độc tính trường diễn từ lá sen nên đã dừng thí nghiệm.

Như vậy, qua 2 ví dụ trên, rằng việc giảm cân, an toàn là trên hết, mặc dầu chưa phát hiện thỏ có rối loạn công thức máu và sinh hóa máu. Về đề tài này, mãi tới 2018 chúng tôi mới hoàn thành trên nền tảng đã thực sự an toàn.

OB (OBesity) là một bệnh rối loạn chuyển hóa do tích tụ dư thừa chất béo bởi sự mất cân bằng giữa đồng hóa và dị hóa

OB (OBesity) là một bệnh rối loạn chuyển hóa do tích tụ dư thừa chất béo bởi sự mất cân bằng giữa đồng hóa và dị hóa. Chỉ số khối cơ thể (BMI = cân nặng (kg)/bình phương của chiều cao (m)) là thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá mức độ OB. OB là một yếu tố nguy cơ độc lập của hội chứng chuyển hóa: phát triển của tăng huyết áp, tiểu đường loại 2, rối loạn lipid máu, ngưng thở khi ngủ và thở nhanh nông; bệnh tim vành, đột quỵ, và một số loại ung thư.

Thuốc điều trị OB có thể được chia thành năm loại:

  1. Thuốc ức chế sự thèm ăn trung ương;
  2. Thuốc ức chế tiêu hóa và hấp thu;
  3. Thuốc thúc đẩy chuyển hóa;
  4. Thuốc ức chế gene OB;
  5. Và các loại thuốc khác để điều trị bệnh OB.

Tuy nhiên, các loại thuốc giảm cân được kê đơn trong y học thông thường gây ra nhiều phản ứng phụ, chủ yếu ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh, và gây ra tình trạng lạm dụng hoặc lệ thuộc vào thuốc. Ví dụ, sibutramine đã được báo cáo là thường gây ra các tác dụng không mong muốn như khô miệng, mất ngủ, chán ăn, táo bón, hình thành huyết khối và các triệu chứng thần kinh. 

Phẫu thuật thường được sử dụng ở bệnh nhân OB (BMI ≥ 40 kg/m2) hoặc bệnh nhân có bệnh kèm theo, chẳng hạn như tăng huyết áp, đái tháo đường và ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Các biến chứng phẫu thuật thường gặp bao gồm nhiễm trùng, lỗ rò sau phẫu thuật, huyết khối tĩnh mạch sâu, và các biến chứng lâu dài như thiếu máu và suy dinh dưỡng. 

Do sự nguy hiểm của bệnh OB và những bất cập của y học phương tây, các phương pháp điều trị thay thế cần được nghiên cứu thêm. Bài báo này xem xét vai trò tiềm năng của thuốc thảo dược trong điều trị OB và tóm tắt các bằng chứng khoa học được báo cáo từ năm 2007 đến năm 2017.

Hiệu quả của thuốc thảo dược điều trị OB: Bằng chứng khoa học trên con người

Mười tám RCT, cỡ mẫu > 50 trường hợp được công bố từ năm 2007 – 2017:  Độ tuổi của các đối tượng tham gia chương trình nghiên cứu từ 18 đến 79 tuổi. Các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều quần thể khác nhau. Các nghiên cứu đã đề cập biến chứng của OB: tăng huyết áp; rối loạn dung nạp glucose; giảm chức năng lá lách; đổ mồ hôi nhiều; bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu; tăng lipid máu; hội chứng chuyển hóa khác. 

Kết quả trọng lượng cơ thể giảm đáng kể xảy ra sau khi:

  1. Điều trị bằng hợp chất của cây đại hoàng, hoàng liên, thảo quyết minh, chỉ xác, cát cánh, thạch cao, bột tallc, bạch thược, hoàng cầm và cam thảo cùng các hợp chất của trà xanh, thấy: giảm đáng kể lượng mỡ trong cơ thể.
  2. BMI cải thiện rõ rệt;
  3. Vòng eo hoặc vòng hông: giảm đáng kể vòng eo hoặc vòng hông;
  4. Giảm được cholesterol xấu, tăng cholessteerol loại tốt;
  5. Cải thiện tình trạng kháng insulin, rối loạn nhịp thở khi ngủ, cái thiện cung lượng tim.
  6. Thể trạng và tâm lý chung: nhẹ nhõm, khoan khoái, yêu đời hơn.

Bàn luận:

Trong 13 năm qua, nhiều tiến bộ trong việc nghiên cứu liệu pháp giảm cân bằng thuốc thảo dược:

  1. Các nghiên cứu lâm sàng đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị bệnh OB;
  2. OB có liên quan đến stress oxy hóa, Hồng hoa đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại stress oxy hóa;
  3. Thảo dược không hoàn toàn an toàn nếu chưa được nghiên cứu kĩ, có 1 số cây thuốc như dây thiên lôi còn gọi dây thần sấm có khả năng trị OB nhưng lại có độc; theo đó, để an toàn khi điều trị OB bằng thảo dược chưa rõ công thức và nguồn gốc thì tối thiểu mỗi tháng cần làm xét nghiệm công thức máu, chức năng tim, gan, thận một lần;
  4. Dị ứng phát ban da đã được báo cáo ở 1 số nhóm công thức;
  5.  Thành phần dược chất của thuốc thảo dược rất phức tạp, khó xác định (các) cơ chế hoạt động, không giống như thuốc tây;
  6. Cần các nghiên cứu tiền lâm sàng và tiền lâm sàng mở rộng cho vấn đề OB;
  7. Cần có nhiều thử nghiệm lâm sàng và quy trình sản xuất thuốc thảo dược chuẩn hóa để xác nhận tính an toàn và tác dụng ngăn ngừa/giảm OB ở người.

Bác sỹ Hoàng Sầm
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận