I – ĐẠI CƯƠNG:

1 – Bệnh căn:

– Các vi khuẩn hay gặp là các vi khuẩn Gram (-): Enterobacteria (E.coli, Proteus…), Staphylococus.aureus, S.saprophyticus hoặc Trichomonas.

– Viêm bàng quang do hóa chất đưa vào bàng quang với nồng độ quá cao khi điều trị bệnh lý niệu đạo, âm đạo, rữa niệu đạo, âm đạo bằng các thuốc sát khuẩn.

– Sau chấn thương sau nong, soi niệu đạo – bàng quang, sau tán sỏi, thông đái…

– Do ứ đọng nước tiểu kéo dài trong các bệnh lý: hẹp niệu đạo, U tiền liệt tuyến, hẹp cổ bàng quang, U bàng quang.

– Yếu tố viêm nhiễm của các cơ quan lân cận: Viêm ĐT mạn, lỵ..

– Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh…

2 – Giải phẫu bệnh lý:

– Đại thể: Niêm mạc bàng quang phù nề, xung huyết, có thể có lở loét, xuất huyết.

– Vi thể: Có sự xâm nhập của BCĐNTT.

II – TRIỆU CHỨNG:

1 – Lâm sàng:

2 triệu chứng điển hình:

– Đái nhiều lần: do bàng quang phù nề xung huyết nên dung tích bàng quang giảm, mặt khác pH nước tiểu thay đổi gây phản ứng kích thích thần kinh dẫn đến mót đi tiểu.

– Đái đau ( đái buốt): chủ yếu ở cuối bãi, cảm giác khó chịu, mót đái thường xuyên.

– Có thể có đái máu cuối bãi đại thể hoặc vi thể.

2 – Cận lâm sàng:

– Xét nghiệm máu: BC tăng, N tăng,

– Xét nghiệm nước tiểu: HC, BC niệu dày đặc vi trường.

– Cấy khuẩn niệu: VK > 105 VK/1ml.

– Soi bàng quang: niêm mạc bàng quang phù nề, xung huyết.

III – ĐIỀU TRỊ:

– Kháng sinh: theo kháng sinh đồ

– Thuốc giãn cơ trơn: nhằm giảm co thắt bàng quang.

– Lợi tiểu, uống nhiều nước, truyền dịch.

– Nếu có chảy máu thì dùng thuốc cầm máu

– Điều trị căn nguyên

NGUỒN

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI Trang web : www.ykhoaviet.tk Email : lesangmd@gmail.combachkhoayhoc@gmail.com Điện thoại : 0973.910.357

Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!

Doctor SAMAN

[{"src":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","thumb":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","subHtml":""}]