Thảo quả (Amomum tsao-ko) được sử dụng thường xuyên làm gia vị trong chế biến thức ăn và chữa ho, đau bụng lạnh, tiêu chảy, đầy trướng, nấc cụt, …
Hiện nay, Thảo quả đang được trồng nhiều trên vùng núi Tả Phìn Hồ thuộc Viện Y học bản địa Việt Nam, mỗi năm đã thu hoạch được trên dưới 10 tấn quả tươi để phục vụ cho việc điều trị ung thư. Việc ứng dụng Thảo quả trong điều trị ung thư gan và buồng trứng được dựa trên các nghiên cứu:
1. Nghiên cứu được thực hiện với tinh dầu Thảo quả trên nhiều dòng tế bào ung thư gan (HepG2 và Bel-7402), cổ tử cung (Hela), phổi tế bào không nhỏ (A549), dạ dày (SGC-7901), tuyến tiền liệt (PC-3), vòm họng (6-10B), kết quả cho thấy tế bào ung thư gan nhạy cảm nhất với tinh dầu thảo quả với nồng độ gây chết tế bào IC50 (24h): 31.80 ± 1.18 µg/ml, trong khi các dòng tế bào khác nồng độ ức chế từ 66 – 186 µg/ml.
Đặc biệt, mặc dầu chữa ho rất tốt nên được gọi là quả Đò ho (ho như gọi đò), nhưng tinh dầu thảo quả lại không có tác dụng trên ung thư phổi.
2. Nghiên khác trên ung thư buồng trứng, dịch chiết cồn 75% của thảo quả có tác dụng ức chế gián tiếp trong việc hình thành mạch máu mới thông qua ức chế sự tương tác giữa phospho-STAT3/NFκB từ đó giảm tiết IL-6 và yếu tố VEGF. Nồng độ có tác dụng trong khoảng 10 µg/ml. Do đó, dịch chiết cồn của Thảo quả có tác dụng chống di căn đối với ung thư buồng trứng.
Khuyến nghị: người mắc ung thư gan và buồng trứng nên dùng chất chiết cồn/nước Thảo quả với liều 16-24 g/ngày tính trên dược liệu khô.
Nhóm soạn và đưa tin: Hoàng Sầm, Nguyễn Thị Hương,
Ma Thị Hoàn và Vũ Thị Thanh Hằng.