Trong vật lý học ánh sáng mặt trời gọi là ánh sáng đa sắc, hàng ngày con người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mọi nơi. Bản chất của ánh sáng là các sóng điện từ - cùng loại với sóng phát ra từ điện thoại, trong đó chỉ có một phần rất nhỏ mà mắt người thấy được gọi là ánh sáng khả biến, chuyển tiếp từ đỏ đến tím, phần còn lại thì mắt người không thể thấy được bao gồm vùng hồng ngoại (IR), tử ngoại ( UV), tia X, tia Gamma...

Nói cách dễ hiểu, ánh sáng trắng là hỗn hợp các ánh sáng đơn sắc, trong đó có 7 màu cơ bản là : đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Khi ánh sáng trắng bị tán sắc, nó bị phân làm 7 màu cơ bản này,  nhưng trên thực tế chúng ta không bao giờ đếm được số màu sắc thật sự bởi vì vùng chuyển tiếp giữa hai màu cơ bản là vô số các màu sắc khác nhau.

Trong 7 màu cơ bản kể trên, bước sóng giảm dần từ đỏ đến tím, nghĩa là năng lượng tăng dần từ đỏ đến tím. Các sóng ánh sáng năng lượng cao, bao gồm cả ánh sáng xanh, mang lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng chúng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ có hại cho sức khoẻ con người.

* Ánh sáng xanh ở khắp mọi nơi

Thuật ngữ HEV (Hight Energy Visible) dùng để chỉ những loại ánh sáng nhìn thấy có năng lượng cao, trong đó điển hình là ánh sáng xanh. Mặt trời là nguồn sáng chính phát ra ánh sáng xanh. Ở ngoài trời cả ngày là thời gian chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất. Tuy nhiên trong nhịp sống hiện đại, nhất là ở các thành phố “không ngủ”, “không có màn đêm” như hiện nay, các thiết bị do con người tạo ra cũng không ngừng phát ra ánh sáng xanh, như các bóng đèn huỳnh quang, đèn LED, màn hình máy vi tính, điện thoại thông minh, tivi màn hình phẳng v.v

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng lượng ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị do con người tạo ra là không đáng kể so với nguồn ánh sáng xanh từ mặt trời, nhưng vì thời gian, khoảng cách con người tiếp xúc...với các nguồn sáng kể trên( đền huỳnh quang, LED, màn hình điện tử...) thì lại đáng lo ngại. Bởi vì, về đêm, ánh sáng nhân tạo phá vỡ phá vỡ nhịp sống sinh học của con người như chu kỳ ngày- đêm, chu kỳ thức- ngủ...từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

* Ánh sáng xanh về đêm là kẻ thù dấu mặt.

Năm 1961 GS Charles Czeisler của đại học y Harvard cho biết ánh sáng ban ngày giúp giữ cho đồng hồ sinh học bên trong con người hoà hợp với môi trường, trong khi đó ánh sáng vào ban đêm lại gây hại.

Sau các nghiên cứu về sự liên quan ở những người làm ca đêm và tiếp xúc với ánh sáng buổi tối đối với một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì...thì vẫn chưa có có giải thích rõ ràng nào về lý do tại sao ánh sáng xanh lại gây hại nhiều đến như vậy. Nhưng các nhà khoa học cho biết việc tiếp xúc ánh sáng sẽ ngăn chặn sự tổng hợp Melatonin, và một số bằng chứng thực nghiệm cho biết mức Melatonin thấp có thể liên quan đến bệnh ung thư.

Người ta cho rằng : thậm chí ánh sáng lờ mờ cũng gây trở ngại cho chu kỳ sinh học và tổng hợp Melatonin. Theo Stephen Lockey, một nhà nghiên cứu về giấc ngủ tại đại học Y Harvard cũng cho rắng ánh sáng ban đêm góp phần gây thiếu ngủ, từ đó tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy nhược cơ thể ...

Bất kỳ loại ánh sáng nào cũng gây trở ngại cho tổng hợp Melatonin. Tuy nhiên ánh sáng xanh vào buổi tối còn gây trở ngại lớn hơn nhiều. Ánh sáng xanh ức chế tổng hợp Melatonin và nó là thay đổi chu kỳ sinh học gấp 2 lần ánh sáng lục.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng : Mắt không thể tự bảo vệ khỏi nguy cơ từ ánh sáng xanh. HEV, điển hình là ánh sáng xanh có năng lượng thấp hơn UV, nhưng lại có thể dễ dàng xuyên qua các cấu trúc của mắt để gây tổn thương ở võng mạc của mắt. Nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh còn gây thoái hoá hoàng điểm, dẫn đến mù vĩnh viễn.

* Giảm thiểu ở mức độ nhất định với ánh sáng xanh.

Mặc dù ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người, nó lại là giải pháp cho các cho các quan ngại về môi trường, nhu cầu về thắp sáng tiết kiệm năng lượng và phát triển công nghệ. Đèn huỳnh quang và đèn LED tiết kiệm năng lượng hơn các đèn dây tóc cũ nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra nhiều ánh sáng xanh hơn ( đèn dây tóc cũ tạo ít ánh sáng xanh so với các loại đèn huỳnh quang, đèn LED...).

* Một giải pháp hài hoà.

- Chúng ta nên sử dụng ánh sáng đỏ và mờ vào ban đêm. Vì ánh sáng đỏ có năng lượng thấp nhất, phát ra ánh sáng xanh thấp nhất, nên ít ảnh hưởng nhất đến chu kỳ sinh học và quá trình tổng hợp Melatonin trong cơ thể con người. Mắt đỡ bị hại hơn.

 - Buổi tối tránh nhìn vào màn hình sáng ( Tivi, điện thoại...) trước 2- 3 giờ trước khi đi ngủ.

- Sử dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên vào ban ngày ( vì có lợi cho sức khoẻ con người như duy trì nhịp sinh học, tham gia quá trình sinh tổng hợp các chất...), nhưng phải chú ý thời điểm tiếp xúc ( không nên tiếp xúc vào buổi trưa...).

- Nếu chúng ta phải làm việc ban đêm và sử dụng nhiều thiết bị điện tử phát nhiều ánh sáng xanh người ta khuyên nên đeo kính hấp thụ ánh sáng xanh hoặc cài đặt các ứng dụng có khả năng lọc ánh sáng xanh.

Ngô Quang Trúc

Tiến sỹ Bác sỹ cao cấp chuyên ngành Thần kinh.

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/09.2017\/Blue-light-at-computer.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/09.2017\/Blue-light-at-computer.jpg","subHtml":""}]