CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

 

BIÊN BẢN

HỌP HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP VIỆN Y HỌC BẢN ĐỊA VIỆT NAM

Hôm nay, ngày 02/10/2012 Hội đồng thành viên sáng lập Viện Y học bản địa Việt Nam tiến hành phiên họp chính thức nhằm thảo luận một số nội dung trong lộ trình tiến tới thành lập Viện.

          A. THÀNH PHẦN THAM DỰ:

1. Các thành viên Hội đồng sáng lập gồm 7 người đều có mặt:

              Stt                                     Họ và tên                                                 Nghề nghiệp                           
     1 Ông Lê Văn Chính Bác sỹ CKI Dược lý
2 Ông Lô Quang Phú Tiến sỹ Hóa học
3 Ông Hứa Văn Thao Thạc sỹ Hóa học
4 Ông Lâm Văn Tiên Thạc sỹ Y khoa
5 Ông Hoàng Văn Sầm Bác sỹ CKI Y học cổ truyền
6 Nguyễn Văn Lương Đại học an ninh
7 Bà Triệu Thị Chinh Cử nhân Văn hóa

 

 2. Chủ tọa và thư ký:

Chủ tọa: Bác Sỹ Hoàng Sầm

Thư ký: Triệu Thị Chinh

 

B. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Chương trình họp

Bác sỹ Hoàng Văn Sầm nêu mục đích, yêu cầu và các nội dung cần được thống nhất trong cuộc họp này để các thành viên thảo luận, cho ý kiến trước khi tiến hành biểu quyết.

2. Các vấn đề được thảo luận đã đi đến thống nhất và biểu quyết tại cuộc họp:

a. Tính cấp thiết của việc thành lập Viện Y học bản địa Việt Nam:

Y học bản địa là kinh nghiệm chữa bệnh và kiến thức chung về các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh của người bản địa. Tại Việt Nam những kinh nghiệm và tri thức này được trải nghiệm từ hàng ngàn năm rất phong phú, đa dạng và khi áp dụng theo phương thức được truyền lại nó vẫn có kết quả tốt. Do vậy cần sưu tầm, thừa kế, bảo tồn và phát triển dưới ánh sáng của khoa học Y học hiện đại nhằm mục đích phát huy hiệu quả hơn cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

b. Tôn chỉ, mục đích:

Lưu giữ, thừa kế, sưu tầm, bảo tồn, suy tôn và phát triển tri thức Y học bản địa của Việt Nam.

c. Tầm nhìn:

–  Đến năm 2020: Nghiên cứu áp dụng thành công vào thực tiễn 30 bài thuốc và 15 phương pháp từ tri thức Y học bản địa Việt Nam;

–  Đến năm 2025: Xây dựng xong khu bảo tồn, Bảo tàng về Y học bản địa Việt Nam.

d. Chiến lược phát triển:

Kết hợp giữa các nhà trí thức với sự hợp tác của cộng đồng bản địa để phát triển.

e. Thống nhất tên Viện là: “ Viện Y học bản địa Việt Nam”

f. Trụ sở chính: Đặt tại phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

g. Nhân lực hoạt động trong viện: 11 người có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Viện.

h. Phân công nhiệm vụ các thành viên Hội đồng sáng lập như sau:

–  Chủ tịch Hội đồng Viện: Ông Hoàng Văn Sầm

–  Viện trưởng : Ông Lô Quang Phú

–  Phó Viện trưởng:

+ Ông Hoàng Văn Sầm Phó Viện trưởng thường trực.

+ Ông Lê Văn Chính

+ Ông Lâm Văn Tiên

+ Ông Hứa Văn Thao

Các chức danh khác của Viện sẽ được phân công nhiệm vụ phù hợp sau kỳ họp đầu tiên của hội động Viện Y học bản địa Việt Nam sau khi Viện được cấp phép thành lập.

i. Vốn đầu tư ban đầu: 16 tỷ 300 triệu VND

Cơ sở vật chất:

–         Trụ sở chính: Tổ 1, phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Diện tích 800m/2614,5 m2 đất nền.

–         Thống nhất tạm thời chưa hình thành các chi nhánh.

Tất cả các thành viên hội đồng sáng lấp thống nhất nhất trí các điều của điều lệ Viện Y học bản địa Việt Nam.

3. TỔNG KẾT

Sau khi thảo luận các nội dung cần trao đổi, các thành viên hội đồng đã tiến hành biểu quyết thông qua các nội dung trên với sự nhất trí cao (07/07); Không có thành viên nào có ý kiến khác.

Cuộc họp kết thúc vào 11h30 cùng ngày. Biên bản này được các thành viên thông qua và được lập thành 07 bản có giá trị pháp lý như nhau.

 

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2012

Chữ ký các thành viên Hội đồng sáng lập.

(Đã ký) 

Doctor SAMAN

[]