Teo não sau chấn thương sọ não – Não bị co rút.

Tác giả: Taylor C. HarrisRijk de Rooij,và Ellen Kuhl;  ngày xuất bản: Xuất bản ngày 17. 10. 2018.

Lược dịch: BS Hoàng Sầm - Chủ tịch viện nghiên cứu Y học bản địa Việt Nam.

Nhập đề:

Trong năm 2013, các khoa cấp cứu ở Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 2,8 triệu lượt khám liên quan chấn thương sọ não; 56.000 /280.000 người nhập viện bị tử vong. Số liệu thống kê này nắm bắt được tính chất phổ biến của chấn thương sọ não, nhưng số liệu này không biểu đạt trị giá 60 tỷ đô la mà nhà nước và nhân dân phải chi trả do chấn thương sọ não gây ra cho nền kinh tế. Ngay sau một vài mili giây đầu tiên chấn thương, tổn thương cơ sinh học tức thì sảy ra do đè ép, đụng giập, tỳ đè, đứt gãy, căng nén ... . Sau đó vài phút đến vài ngày chuỗi sự kiện sinh hóa phức tạp sảy ra liên quan đến viêm, sưng và tăng áp lực nội sọ. Lâu dài, nhiều tháng, nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, chấn thương cũ dẫn đến những thay đổi về cấu trúc và chức năng của não - teo não, tế bào thần kinh mất dần và các kết nối giữa chúng cạn kiệt dần, và thoái hóa thần kinh, suy giảm, suy kiệt chức năng não.

Đặc trưng của teo não sau chấn thương sọ não: bên chịu chấn thương cũ, rãnh não sâu về trung tâm, khoảng cách giãn rộng, toàn bộ não bên bị tổn thương bị thu nhỏ lại về thể tích, diện tích, hình dạng, khối lượng- trên hình chúng ta có thể so sánh bên trái và bên phải người đọc – Người dịch

Ban đầu là thay đổi cơ lý tức thì ngay sau khi va chạm vùng đầu, ngay tiếp theo là thay đổi lập tức chu trình sinh hóa, viêm và thoái hóa não. Các nhà khoa học bệnh lý công nhận rằng bệnh não do chấn thương mãn tính và bệnh Alzheimer có chung các con đường thoái hóa ở cấp độ phân tử và tế bào.

  1. Các đám rối sợi thần kinh của protein tau có trong cả bệnh Alzheimer và bệnh não do chấn thương mãn tính, nhưng cả hai đều xuất hiện theo các mô hình hoặc giai đoạn không gian - thời gian khác nhau; 
  2. Mảng amyloid-β nhiều lớp có trong bệnh Alzheimer nhưng không có trong bệnh não do chấn thương mãn tính; 
  3. TDP43 bệnh lý thường được quan sát thấy trong bệnh não chấn thương mãn tính nhưng không phải trong bệnh Alzheimer. 
  4. Cả bệnh não do chấn thương mãn tính và bệnh Alzheimer đều biểu hiện qua sự teo đối xứng của thùy trán và thùy thái dương, trong khi các thể mammillary và thể mi có biểu hiện teo rõ rệt trong bệnh não chấn thương mãn tính nhưng không có ở bệnh Alzheimer.
  5. Các đặc điểm chung giống nhau là cả 2 đều thoái hóa thần kinh và teo não tiến triển, mở rộng các rãnh vỏ não, độ sâu hướng tâm các với vỏ não mỏng rõ rệt.

Phần trên nói về sự giống nhau và khác nhau giữa teo não Alzheimer và teo não do chấn thương sọ não

Kết quả cuối cùng:

dù do chấn thương sọ não hay teo não bệnh lý như bệnh Parkinson, bệnh Huntington, bệnh đa xơ cứng, AIDS, sự lão hóa chúng đều có đặc điểm:

  1. Có tình trạng thoái hóa thần kinh mô não;
  2. Có sự suy giảm thể tích mô não;
  3. Bất kể, tất cả đều dẫn đến kết tụ protein tau, teo não và suy giảm trí nhớ. 

Teo não do lão hóa tự nhiên: Khối lượng não giảm như một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Quá trình mất mô chất xám bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, trong khi quá trình giảm chất trắng bắt đầu ở tuổi trung niên. Vào khoảng 35 tuổi, khối lượng não tổng thể bắt đầu giảm với tốc độ xấp xỉ - 0,2% mỗi năm, tốc độ giảm càng về sau càng mạnh. Tiến triển này khác với teo não do chấn thương, càng về sau càng có dấu hiệu phục hồi thêm.

Đánh giá này sẽ cho thấy mức độ teo gây ra trong 1 năm bởi chấn thương đầu kín tương đương với vài năm lão hóa tự nhiên; Trên thực tế, một nghiên cứu đã báo cáo rằng khối lượng não của những người 52 tuổi sau chấn thương sọ não tương đương khối lượng não người 71 tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ. 

Thống nhất phương thức đánh giá:

  1. Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh cộng hưởng từ trọng số T1 i) màu đen tương ứng với vật chất ở thể khí và các khu vực có mật độ khoáng chất cao hoặc dòng máu; ii) màu xám đen tương ứng với khu vực có hàm lượng nước cao; iii) màu xám nhạt tương ứng với khu vực có hàm lượng protein cao; iiii) màu trắng nhiều chất béo. 
  2.  Phép đo hình thái dựa trên Voxel: Dùng phần mềm đo hình thái trên ảnh cộng hưởng từ để tính toán tỷ trọng, mật độ não trắng, não xám và dịch não tủy theo cấu trúc không gian 3 chiều.
  3. Phép đo hình thái dựa trên bề mặt: hình học hóa hình ảnh bề mặt não MRI thu được, để trích xuất độ dày vỏ não và thể tích mô chất xám và trắng.
  4. Phép đo hình thái dựa trên độ căng: Từ biến dạng φ , các tác giả đã tính toán gradient biến dạng, F  =   φ , và Jacobian J  = det ( F), đặc trưng cho sự thay đổi khối lượng trong quần thể nghiên cứu. 

Các thể teo não lâm sàng

  1. Teo não nhẹ do chấn thương. Teo cục bộ 1 vùng khu trú thường gây teo ảnh hưởng tới toàn thể não, dù ban đầu chấn thương rất ít nghiêm trọng. Trong đó ảnh hưởng teo não xám và não trắng rõ ràng.
  2. Teo toàn bộ não. Nghiên cứu thuần tập 14 người bị chấn thương sọ não so sánh với 11 người bị chấn thương nhẹ liên tục; kết quả: nhóm chấn thương sọ não giảm thể tích não trung bình là - 4,16% so với - 1,49% ở nhóm chứng.
  3.  Chất xám: theo dõi 8 bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ 20 tháng thấy lượng chất xám giảm rõ rệt. Cụ thể, vùng pericalcarine có thể tích giảm nhiều nhất. 
  4. Não trắng hay chất trắng: chất trắng thu nhỏ - 5,8% trong 8 tháng đầu; đến 2 năm sau tiếp tục giảm - 1,49%. Trong 6 tháng đầu sau chấn thương thùy trán giảm - 12% khối lượng trong chất trắng; thùy thái dương giảm 7,5%;
  5. Thể vàng: cứ mỗi ngày hôn mê thể vàng giảm 3,863 cm3.

Kết luận:

  1.  Chấn thương sọ não kín dù mức độ nặng hay nhẹ đều có hậu quả teo não, mức độ teo mạnh ở khoảng 1 năm đầu sau chấn thương, sau đó giảm dần ở các năm sau.
  2. Teo não do chấn thương, thể tích não xám, não trắng, thể vàng đều bị giảm; sự mất chất xám khó định lượng hơn các thể khác, do vậy hiện tại chỉ có thể suy đoán qua độ dày mỏng trên MRI và mức độ sa sút trí tuệ.

Khuyến cáo ngoài các biện pháp khẩn cấp ngoại khoa (ý kiến người dịch):

  1. Sau chấn thương sọ não các mô, mạch máu, thần kinh bị đứt, nứt, gãy, giấp, xoắn, đè ép là tổn thương sơ cấp. Tổn thương thứ cấp gây hệ lụy lâu dài cho não chính là tình trạng viêm tự miễn do phản ứng của các cytokine, đặc biệt là IL-17. Cần tăng cường tái tưới máu tại chỗ vừa để dinh dưỡng chống chết tế bào, vừa thông qua hệ tuần hoàn đào thải, làm sạch ổ tổn thương để loại bỏ bớt tính trạng tự miễn, các ổ hoại tử, các sản phẩm chuyển hóa khác. i) tái tưới máu dùng huyết đằng tam diệp, thiên ma, măng vòi, cây xó nhà sắc cho uống; ii) chống viêm tự kháng thể dùng Hoàng cầm và bạc hà chống cytokine IL-17;
  2. Ổ tổn thương hình thành 3 vùng lõi, viền viêm miễn dịch và vùng ngoài bị bất hoạt. Cần tái khởi động, kích hoạt các đường truyền liên lạc giữa các tế bào thần kinh với nhau thông qua: cây thông đất (Huperzia serrata (Thunb.) Trevis), tía tô đất (Melissa officinalis), Đan sâm (Salvia miltiorhiza)... nhng cây thuốc này ức chế Acetylcholinesterase theo đó Acetycholin được huy động để vùng viền miễn dịch trở ra đến vùng bất hoạt nhanh chóng hoạt động trở lại.
  3. Các thức ăn nên ăn để hạn chế teo não sau chấn thương sọ não kín: chủ yếu là các loại cá, ưu tiên cá tầm, cá hồi; các loại não dê, não bê và não heo; các loại rau củ như lá dâu non; rau húng quế, hạt củ khởi, củ địa liền, củ gừng đen...
  4. Tập ngay khi có thể để chống cứng khớp do bất động, teo cơ; Tập cho não: tiếp xúc với các chất liệu chứa thông tin như phim ảnh, sách báo, các thông tin khác đòi hỏi động não, suy nghĩ ...
  5. Thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm.
[{"src":"\/resources\/upload\/images\/teo-nao1-31-3-2021.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/teo-nao1-31-3-2021.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/te-bao-mo-27-3-2021.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/te-bao-mo-27-3-2021.jpg","subHtml":""}]