Vi rút HPV gây bệnh cho người

  HPV (Human Palpiloma Virus) còn gọi là vi rút gây u nhú ở người; Là một nhóm vi rút cực kỳ phổ biến trên thế giới, có hơn 100 loại HPV, trong đó có ít nhất 14 loại gây ung thư, HPV chủ yếu lây qua đường tình dục ngay sau khi người đó bắt đầu có hoạt động tình dục. Các nhà khoa học thấy rằng không cần quan hệ tình dục “trực tiếp” để lây, mà chỉ cần tiếp xúc bộ phận sinh dục theo kiểu “da kề da” cũng có thể bị lây truyền. HPV có nhiều loại không gây ra vấn đề gì về sức khỏe, không cần can thiệp gì trong vòng vài tháng sau khi mắc HPV và đa số người bị nhiễm ( khoảng 90%) sẽ tự khỏi, số còn lại có HPV tồn tại lâu dài trong cơ thể người làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể ảnh hưởng sinh mạng nếu không biết cách đề phòng và điều trị.

  Viện Y học bản địa Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học không chỉ có hiệu quả cao giúp ích cho nhiều bệnh nhân đã được Bộ y tế Việt Nam cấp phép, với các công trình chữa các bệnh về tim mạch (Cardorino Saman, Saloma Saman...), về rối loạn trí nhớ (Neo-19...), về tiểu đường (Ramjec Saman ...) v.v;  Mà còn có các nghiên cứu tưởng chừng rất “đời thường” như Dung dịch vệ sinh nữ và nam, chữa mụn thịt  v.v  nhưng lại có lợi ích lớn lao, các sản phẩm này đã được đưa ra cộng đồng, góp phần phòng ngừa các căn bệnh phụ khoa nói chung và bệnh do HPV nói riêng.

  Vi rút HPV ( Human Papilloma virus) gây ung thư cổ tử cung và u nhú (mụn cóc, sùi mào gà..) v.v , về góc độ nào đó loại này còn nguy hiểm hơn cả virus HIV gây bệnh AIDS, vì HPV có thể gây ung thư cổ tử cung (nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho phụ nữ trên toàn cầu). Ngoài ra, HPV còn gây các loại ung thư ở những vùng khác như ung thư vùng hầu họng, hậu môn, dương vật, âm hộ, âm đạo v.v

 Giải thưởng Nobel về y học năm 2008 được trao và chia đôi cho 2 nhóm tác giả nghiên cứu về vi rút: HPV và HIV, đó là nghiên cứu HPV của người Đức Harald  Zur Hausen phát hiện ra nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Và Nghiên cứu HIV của 2 nhà khoa học người Pháp Barre - Sinoussi và Luc Montagnier nghiên cứu thành công về cơ chế sinh học của vi rút HIV.

   Một số tác giả cho rằng dùng bao cao su cũng không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phòng lây nhiễm HPV, vì cho rằng bao cao su không che chở được hết phần da khi có tiếp xúc; HPV cũng không lây truyền qua các các tiếp xúc thông thường như đi vệ sinh công cộng nơi hố xí bệt chẳng hạn.

  Người ta thấy HPV là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên toàn cầu, ước tính trên thế giới năm 2018 có khoảng 569.000 ung thư cổ tử cung mới xảy ra và 311.000 trường hợp tử vong do bệnh này, khoảng 85% ung thư cổ tử cung ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

 Hiện nay, người ta thấy có 15 loại HPV được cho là “độc hại ” cho con người, 2 loại HPV- 16 và HPV 18 có khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung, làm thay đổi mô tổ chức ở đó và gây ung thư. Ngoài ra loại “độc hại” cũng là nguyên nhân gây ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vùng đầu và cổ...Loại “ít độc” hơn là HPV - 6 và HPV-11 có thẻ gây mụn cóc tại cơ quan sinh dục, loại nhẹ gây mụn cóc hay mụn thịt (hạt cơm) ở tay (HPV-2) và bàn chân (HPV-1).

Về phòng và điều trị HPV:

  - Về điều trị chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị HPV.

  -  Phòng HPV bằng thuốc:

 + Thuốc tiêm loại Gardasil do hãng Merck được chính phủ Úc cho phép dùng cho đối tượng là thanh thiếu niên, nữ giới tuổi từ 9 – 26 tuổi dùng phòng ngừa loại HPV : 6, 11, 16 và 18.

 + Loại thuốc của hãng GlaxoSmithKline có tên Cervarix có khả năng phòng HPV - 16 và  HPV - 18.

- Phòng bằng vắc xin: Vắc xin chống HPV được nhóm nghiên cứu đứng đầu là bác sỹ Frazer tiến hành nghiên cứu năm 2005, năm 2006 được chấp nhận để phòng ngừa HPV, nhưng lưu ý là vắc xin này chỉ có tác dụng trước khi bị nhiễm HPV.

   Người ta thấy tiêm vắc xin để phòng ngừa nhiễm HPV làm giảm đáng kể tần suất nhiễm HPV tuýp 16 và 18 đường sinh dục và viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng như hiện tượng nghịch sản tế bào ở niêm mạc tử cung ở phụ nữ trẻ. Các nhà nghiên cứu ở đại học Laval, Canada đã xem xét 65 bài báo của trên 40 nghiên cứu, được nghiên cứu ở 14 quốc gia có thu nhập cao với các chương trình tiêm chủng HPV ( trên 60 triệu người) so sánh tần suất bệnh sùi mào gà, HPV sinh dục trước và sau khi tiêm chủng. Người ta thấy 8 năm sau khi tiêm vắc xin HPV tuýp 16 và 18 đã giảm được 83% ở những trẻ gái 13 – 19 tuổi và giảm 66% ở phụ nữ ở tuổi 20 -24 tuổi, và 37 % ở phụ nữ từ 25 – 29 tuổi. Tần suất sùi mào gà cũng giảm không chỉ ở nữ giới mà cả trẻ trai và nam thanh niên từ 20 – 24 tuổi. Sau 5 – 9 năm sau khi tiêm vắc xin HPV loại này, nghịch sản cổ tử cung từ mức trung bình (CIN 2+) đã giảm với tỷ lệ khác nhau tùy theo độ tuổi từ 15 – 24 so với những phụ nữ chưa được tiêm chủng. Đây là minh chứng cho thấy tiêm vắc xin có thể giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Nhưng vì các kết quả nghiên cứu này ở các nước có thu nhập cao, nên các nhà khoa học còn cần phải nghiên cứu tiếp tục để có kết luận khách quan hơn và có tính bao phủ rộng hơn.

Lời khuyên: Muốn tránh HPV và các bệnh do HPV gây nên mỗi người cần phải biết quan hệ tình dục an toàn, nhìn chung càng ít bạn tình càng ít bị nhiễm HPV. Nhiễm HPV còn phụ thuộc tuổi quan hệ tình dục lần đầu (càng trẻ nguy cơ nhiễm càng cao), những người nghiện thuốc lá, người có hệ miễn dịch bị giảm sút, tình trạng vệ sinh kém nhất là ở bộ phận sinh dục ... là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm HPV hơn những người khác. Khi nghi ngờ bị ung thư cổ tử cung nên đi khám làm các xét nghiệm Pap’s  smear và xét nghiệm HPV để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV gọi là HPV – DNA là những xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, nhằm phát hiện, điều trị sớm và kịp thời ung thư cổ tử cung nên giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

Tài liệu tham khảo

  • MIMS tháng 7- 2019.
  • WHO thông báo về HPV năm 2020
  • Wikiperdia :  bổ sung lần cuối 16-5-2021

TS.BS Ngô Quang Trúc

 

 

[]