tiêu chảy
Trong những ngày gần đây(31-10/07), khu vực hà nội và 1 số tỉnh kề cận hà nội có dịch tiêu chảy cấp với biểu hiện sau: phân lỏng, đi tiêu nhiều lần, mỗi lần đi ồ ạt, toàn nước. tính chất phân trắng lờ dờ nhu nước vo gạo, toàn thân mất nước nhanh chóng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong, nhất là trẻ em.

Qua tính chất và biểu hiện lâm sàng cần nghĩ tới vi khuẩn Vibrio cholerae. Nếu quả là đúng như vậy thì dịch tiêu chảy này là hết sức nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nặng nề đến từng nhà, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội trong giai đoạn này.

Để đề phòng bệnh này ở quy mô gia định và khu vực mỗi gia đình cần quán triệt mấy vấn đề sau:
  • Thực hiện chỉ ăn khi thức ăn thực sự chín, chỉ uống khi nước đã sôi kỹ. Không ăn gỏi cá, nem chua, giò sống, giò gói, mắm tôm, mắm tép, rau sống.
  • Thực phẩm tươi sống khi chế biến không cho tiếp xúc với thực phẩm đã chín. Đảm bảo thức ăn hay thực phẩm không bị ruồi nhặng bâu, đậu.
  • Bảo quản thức ăn còn thừa của bữa trước, nếu ăn vào bữa sau cần đun kỹ, không nên chỉ xào qua cho nóng.
  • Rửa rau bằng nước muối trên 6%, rửa bằng nước xối, nước có dòng chảy từ trên xuống.
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn cơm, ăn quà.
  • Cố gắng dùng nước máy, hạn chế tối đa dùng nước giếng, nước máng lần, nước ông suối. Nếu phải dùng cần phải đun sôi kỹ.
  • Không ăn hàng quán không bảo đảm vệ sinh.
  • Không phóng uế bừa bãi, cần đi vệ sinh trong các toilet đủ tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Có thể uống phòng bằng Doxycyclin 100mg x 2 viên ngày x 2 lần trong 7 ngày hoặc Nofloxacin 400mg x 1 viên ngày hoặc cholorocit 250 mg x 4 viên ngày trong 5 ngày.
  • Khi bị tiêu chảy trong dịp này cần vào khoa truyền nhiễm ngay để  uống thuốc và truyền dịch, cách ly với người lành.
  • Bệnh lây qua đường phân-miệng nên kiểm tra đồ ăn, uống, nguồn thức ăn, đồ uống.
  • KHông nên quá chú tâm vào mắm tôm để rồi lơ là với các nguốn lây khác, vì mắm tôm không chắc chắn là nơi mầm bệnh tồn tại. Vì mắm tôm thường có hàm lượng muối 20-30%, trong khi đó phẩy khuẩn tả không phát triển được ở môi trường có nống độ muối NaCl 6% trở lên.

Bs. Hoàng Sầm

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2018\/20161226_042646_436297_374868730_max-800x800.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2018\/20161226_042646_436297_374868730_max-800x800.jpg","subHtml":"ti\u00eau ch\u1ea3y"}]