Cây thuốc

Cây đuôi chồn quả đen

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật: – Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại. – Căn cứ khoá phân loại thực vật. – Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt […]

Đuôi chồn

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam – Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 02-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

+ Tên thường gọi: Đuôi cáo, đuôi chó, cây đuôi chồn, hầu vĩ tóc…

+ Tên khoa học: Uraria crinita (L.) Desv. ex DC.

– Class: Equisetopsida C. Agardh.

– Subclass: Magnoliidae Novák ex Takht.

– Order: Fabales Bromhead.

– Family: Fabaceae Lindl.

– Genus: Uraria 

– Species: Uraria crinita (L.) Desv. ex DC.

+ Một số thông tin khoa học của Uraria crinita (L.) Desv. ex DC.

– Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2011, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập III, trang 412, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. Toàn cây Đuôi chồn quả đen (Uraria crinita (L.) Desv. ex DC.) vị ngọt, tính mát; có công năng tiêu viêm, cầm máu, sát trùng… “Lá đuôi chồn quả đen có thể dùng làm rau ăn. Toàn cây được dùng chữa cảm lạnh, ho; bệnh giun chỉ và sốt rét; trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng nôn ra máu, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, vết thương chảy máu. Liều dùng mỗi ngày 30-50g toàn cây, sắc lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy lá, hoa và rễ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên trị mụn nhọt, sưng đau.”

– Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2003, tập II, trang 854, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Đuôi chồn quả đen có công dụng: “Rễ sắc uống trị các chứng bệnh đường hô hấp, cảm sốt, sốt rét, ỉa chảy và diệt giun sán.”

– Ở nước ngoài đuôi chồn: Uraria crinita (L.) Desv. ex DC. đã có một số nghiên cứu sau:

   Các nhà khoa học đã phân lập và xác định được một Flanovon glycoside là Apigenin 6-C-b-d-apiofuranosy(1’2)-±-d-xylopyranoside và 10 thành phần khác có đặc tính kích hoạt các tế bào osteoblast. Các hợp chất này tăng đáng kể hoạt động Phosphattase kiềm (114,10 ± 4,41%) ở nồng độ 100mM và khoáng (150,10 ± 0,80% ); osteopontin (1,39 ± 0,01 lần).

* Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích và cs, 2011, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập III, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

3. Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

4. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2003, tập II, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

 Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Cử nhân Nguyễn Văn Tuấn

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận