Thóc lép

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụngcác phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tinkhoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 01-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

+ Tên thường gọi: cây thóc lép.

+ Tên khoa học:

* Class: Equisetopsida C. Agardh.

* Subclass:  Magnoliidae Novák ex Takht.

* Order:  Fabales Bromhead.

* Family:  Fabaceae Lindl.

* Genus:  Desmodium Desv.

* Species: Desmodium velutinum (Willd.) DC.

+  Ngoài cây thóc lép lông nhung: Desmodium velutinum (Willd.) DC.

có một cây cũng được gọi là thóc lép, tên khoa học là: Desmodium gangeticum (L.) DC. Hiện tại, cây này đã có một số nghiên cứu như sau:

– Theo Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 144, NXB Y học, Hà Nội. Thóc lép: Desmodium gangeticum (L.) DC. được dùng như sau: “Nhân dân dùng rễ cây thóc lép chữa những vết loét vết thương, rắn cắn, phù thũng, lợi tiểu.Ngày dùng 6 đến 16g dưới dạng thuốc sắc hay giã nát, (tươi) vắt lấy nước uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.”

– Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 875, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. Thóc lép: Desmodium gangeticum (L.) DC. có thành phần hóa học như sau: “Toàn cây thóc lép chứa N, N-dimethyltryptamin, 5-methoxy-N, harman, N-methyltetrahydroharman, hypaphorin, hordenin, N-methyltryptamin, 6-methoxy-2-methy-β-carbolin, β-caborlin, cardicin, halostachin, dalbergisdin, genistin, 2’-hydroxygenistin, kieviton, diphysolon, desmocarpin, desmodin, gangetinin, gangetin. Ngoài ra, còn có: 24-ethylcholest-5,22-dien-3β-ol, 24-ethylcholest-5-en-3β-ol, 24-methylcholest-5-en-3β-ol. Hạt chứa dầu béo.”

– Ở nước ngoài thóc lép: Desmodium gangeticum (L.) DC. (DG) đã có một số nghiên cứu sau:

1. Tác dụng bảo vệ tim mạch của thóc lép trên mô hình chuột thí nghiệm. Những quả tim chuột được cô lập và phân thành hai nhóm riêng biệt, gây thiếu máu cục bộ ở (37°) và tái tưới máu bằng hệ thống tưới máu Langendorff. Sau đó, sử dụng dịch chiết của Thóc lép (DG) với liều 50 mg/kg cho một nhóm chuột, nhóm còn lại làm đối chứng, kết quả thống kê (P <0,05) cho thấy: có hiệu quả cho việc quản lý tái tưới máu cho mô hình trong điều trị tim chuột thiếu máu cục bộ. Creatine phosphokinase trong mạch vành thấy suy giảm. Hơn nữa, enzyme ATPase và ty thể (P <0,05) được cải thiện. Trên thực tế, phân tích mô học của cơ tim cũng thấy, một cấu trúc cải thiện tích cực ở tim chuột được điều trị bằng (DG). Những kết quả này cho thấy: Thóc lép có thể bảo vệ ti thể và ATPase trong cơ tim, và có kết quả trong việc cải thiện chức năng sau nhồi máu cơ tim.

2. Tác dụng chống mất trí nhớ của Thóc lép: Desmodium gangeticum (L.) DC. (DG) ở chuột. Thóc lép thường được gọi là Salparni, được sử dụng rộng rãi trongAyurveda (Là một hệ thống y học cổ truyền của Ấn Độ) để điều trị các rối loạn thần kinh. Vì vậy, Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm trên hai loại chuột trẻ và già. Họ dùng Scopolamine (0,4 mg/kg) gây ra mất trí cho một loại và còn lại là mất trí nhớ do lão hóa. Sau đó, dùng Piracetam (200 mg/kg) như một loại thuốc chuẩn gây tăng trí nhớ và tiền xử lý với DG (50, 100 và 200 mg/kg) trong 7 ngày liên tiếp. Đánh giá việc học tập và tăng trí nhớ bằng mô hình mê cung và mô hình tránh thụ động. Kết quả cho thấy, đã cải thiện được đáng kể khả năng học tập và trí nhớ ở chuột bị mất trí nhớ gây ra bởi cả hai tác nhân, scopolamine (0,4 mg/kg) và lão hóa tự nhiên. DG cũng giảm toàn bộ hoạt động của acetyl cholinesterase ở não. Do đó, Thóc lép dường như là một loại thảo dược có tiềm năng cho việc cải thiện bộ nhớ và hỗ trợ chứng mất trí và bệnh Alzheimer.

->Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), tập I,II, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I,II, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/cay-thoc-lep-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/cay-thoc-lep-yhocbandia.jpg","subHtml":"Th\u00f3c l\u00e9p"}]