- Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

+ Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

+ Căn cứ khoá phân loại thực vật.

+ Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)... Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

- Kết luận: Mẫu số 50-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

+ Tên thường gọi: Nấm đất, Dó đất hoa thưa.

+ Tên khoa học: Balanophora laxiflora Hemsl.

  • Lớp: Equisetopsida C. Agardh
  • Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
  • Bộ:  Santalales R. Br. ex Bercht. & J. Presl
  • Họ: Balanophoraceae Rich.
  • Chi:  Balanophora J.R. Forst. & G. Forst.

- Một số thông tin khoa học của cây Nấm đất:

+ Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển I, trang 803: “Ở Lào cây được dùng làm thuốc bổ máu, phục hồi sức khỏe, chữa nhức mỏi chân tay. Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây được dùng trị hư lao xuất huyết, đau lưng , lở trĩ.”

+ Theo Đỗ Huy Bích và nnk, 2004, 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1, trang 556: “Củ gió đất được nhân dân địa phương dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, người mới ốm dậy chóng lại sức.”

- Nghiên cứu ở nước ngoài:

+ Nghiên cứu sự giảm nồng độ acid uric bằng dịch chiết Balanophora laxiflora Hemsl.  trên chuột bị tăng nồng độ acid uric.

+ Mục đích của nghiên cứu là đánh giá việc giảm nồng độ acid uric khi sử dụng dịch chiết Balanophora laxiflora Hemsl. (B.L) trên những con chuột bị làm tăng nồng độ acid uric bằng potassium-oxonate-(PO-).

+ Kết quả cho thấy phần chiết xuất bằng ethyl acetate (EtOAc) của (B.L) có hoạt động ức chế men xanthine-oxidase-(XOD-) mạnh mẽ. Trong số 10 hợp chất (EA1-10) thì hợp chất EA8 có khả năng ức chế (XOD) mạnh nhất. Bốn hợp chất đã được phân lập là: 1-O-(E)-caffeoyl-β-D-glucopyranose (1), 1-O-(E)-p-coumaroyl-β-D-glucopyranose (2), 1,3-di-O-galloyl-4,6-(S)-hexahydroxydiphenoyl-β-D-glucopyranose (3), and 1-O-(E)-caffeoyl-4,6-(S)-hexahydroxydiphenoyl-β-D-glucopyranose (4). Trong đó hợp chất (3) và (4) tác dụng mạnh nhất so với các hợp chất khác. Cả 2 tanin khi thủy phân cũng được xác định là những chất ức chế không cạnh theo phương pháp Lineweaver-Burk.

+ Như vậy, khả năng làm giảm nồng độ acid uric ở chuột phù hợp với hoạt động ức chế men xanthine-oxidase. Do đó, hoạt chất chiết xuất từ Balanophora laxiflora Hemsl. có thể sử dụng như là dạng hợp chất mới có khả năng làm giảm nồng độ acid uric.

Tài liệu tham khảo:

  1. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học,  Hà Nội, Quyển I.
  2. Đỗ Huy Bích và nnk, 2004. 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Tập 1.
  3. Ho ST, Tung YT, Huang CC, Kuo CL, Lin CC, Yang SC, Wu JH, The Hypouricemic Effect of Balanophora laxiflora Extracts and Derived Phytochemicals in Hyperuricemic Mice. Evid Based Complement Alternat Med. 2012;2012:910152.

 

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2016\/do-dat-hoa-thua.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2016\/do-dat-hoa-thua.jpg","subHtml":""}]