Tuyến tiền liệt còn gọi là tuyến nhiếp hộ theo tiếng Hy Lạp cổ đại đọc là Prosteta nghĩa là  "người bảo vệ", vì nó hỗ trợ cơ thắt cổ bàng quang chống nhiễm khuẩn ngược dòng. Tiền liệt tuyến chỉ to bằng quả óc chó, dao động trong khoảng 10-15g, bao bọc ba bên quanh gốc niệu đạo và làm giá đỡ lấy cổ bằng quang. Tuyến tiền liệt tiết một chất lỏng hơi kiềm, như sữa hoặc trắng ngà, tạo thành khoảng 30% -55% khối lượng tinh dịch làm môi trường cho tinh trùng; trung hòa độ chua của âm đạo; kéo dài tuổi thọ của tinh trùng. Các dịch tuyến tiền liệt bị trục xuất dưới áp lực dương bởi ụ núi chẹn-mở trong các lần xuất tinh cùng với tinh trùng; tuyến này có vai trò quan trọng trong cơn dâm khoái cực nam và gây khoái cảm cho phái nữ bởi khối lượng tinh dịch. Dihydrotestosterone (DHT) là nội tiết tố nam nguồn bởi tiền chất Androgen quyết định khả năng hoạt động của tiền liệt tuyến, năng lực tình dục nam, râu và tình trạng hói.

Vào năm 1972, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt. Chúng tôi đang học cấp 3, học sinh trường vùng cao khu tự trị Việt Bắc phải sơ tán lên xã Phấn Mễ và xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái ngày ấy. Tôi được phân công vào ở với một gia đình có 5 người, gồm 2 ông bà nội chừng 70 tuổi, 2 vợ chồng ông chủ là Doanh Thăng Vụ, người Tày, nguyên là đại úy bộ đội Điện Biên Phủ, đã phục viên chừng 50 tuổi và một người con gái tên Huynh trạc kém tuổi bọn tôi, ở xóm Nà Tẻo. Đêm đầu ngủ trên nhà sàn dát mai, chúng tôi không sao ngủ được, hôm sau, hôm sau nữa vẫn không ngủ được … bởi lẽ ông cụ đi tiểu 6-7 lần trong đêm. Trên nhà sàn dát mai cứ một người đi lại là gây tiếng động rung cả, ai nấy đều phải thức nhưng không dám nói.

Được biết xóm ngoài Nà Tẻo là xóm Nà Tủn có ông Phan Văn Tĩnh, ngày ấy là Bệnh viện trưởng Bệnh viện A của tỉnh Bắc Thái. Ngày chủ nhật, tôi và em Huynh cùng ra hỏi ông Tĩnh về triệu chứng người già mà đái nhiều lần, đái sót, đái lắt nhắt, đái không hết bãi nước tiểu, quần rất khai mùi là bệnh gì. Ông Tĩnh nói khả năng đó là bệnh phì đại tiền liệt tuyến lành tính, bản chất là một tuyến ngoại tiết. Theo ông, để chắc chắn phải thăm khám tuyến này bằng cách thăm khám trực tràng (Examen rectal) – ngày ấy làm gì có siêu âm như giờ. Ngay hôm sau 2 đứa chúng tôi dùng xe đạp đèo ông đi bệnh viện, và Bác sỹ D Phó trưởng khoa ngoại kết luận như ông Tĩnh đã dự đoán. Theo đó chúng tôi hỏi ông Tĩnh là dùng thuốc gì ngoài đơn kháng sinh. Ổng nói kháng sinh chỉ để chống nhiễm khuẩn ngược dòng thôi, mục tiêu điều trị là tiểu thông thoáng, thành tia mạnh, chứ không phải gây teo nhỏ tiền liệt tuyến, vì nó còn nhiều chức năng. Chỉ hãn hữu, nếu to quá mức mới phải làm teo nhỏ bớt bằng bài cổ phương Ngũ Tích Tán hoặc phẫu thuật. Tất nhiên gây teo nhỏ tuyến này là lợi bất cập hại. Ông khuyên rằng trong xóm ta có cây Bồ quân, còn gọi là cây Mùng quân quả bằng đầu ngón tay, khi chín tím đỏ, ăn được... lấy vài cánh mang lá của nó mà đun uống, khoảng 5 - 10 ngày thì hết. Nói qua vậy là tôi biết liền, vì bọn tôi vẫn ăn quả cây này.

Cứ cách ấy, hằng ngày chúng tôi đun thuốc cho cụ ông uống, ngay đêm đầu tiên là đã khác hẳn, ngày thứ 3 tiểu đêm chỉ còn 2-3 lần, đến ngày thứ 5 thì gần như khỏi hẳn. Thuốc sắc không đắng nhưng hơi có vị chát, tuy vậy bọn tôi đã ép cụ ông uống tới 3 tháng. Chúng tôi thân nhau hơn, vui hơn, không khí cả nhà khác trước nhiều.

Cuộc sống hệt như một giấc ngủ có mơ, lúc thấm, lúc thoát… đến năm 2000, sau bao thăng trầm đi qua… tôi là Bác sỹ giảng viên Đại học Y khoa Bắc Thái đã 18 năm. Tiêu chuẩn phải đạt của mỗi giảng viên đại học phải có đề tài khoa học. Đang bí kế thì được Anh Phan Văn Kác, Phó hiệu trưởng, Phó giáo sư, Tiến sỹ dược học, kiêm Trưởng bộ môn dược lý cùng vợ là Bác sỹ Dược lý Nguyễn Thị Thanh Tảo mời tham dự một đề tài cấp trường. Tên đề tài là: “Nghiên cứu dịch chiết cao lỏng từ cây bồ quân ứng dụng điều trị phì đại lành tính tiền liệt tuyến”. Kỷ niệm cũ sau 28 năm bỗng dào dạt tràn về trong tâm trí như 1 chương nhật ký không thể quên. Buột mồm nói đến tên Ông Phan Văn Tĩnh thì Anh Kác mới thong thả nói “ông ấy là bố anh đấy”. Thật bất ngờ, có duyên thì không chạy đi đâu cho được.

Nghiên cứu này được chúng tôi thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên năm 2001 cho thấy: Trong 31 bệnh nhân, sau 20 ngày điều trị bằng uống cao lỏng cây bồ quân với liều 0,1ml/kg/ngày, tất cả các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu trên lâm sàng đều giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, mất hẳn các triệu chứng cầu bàng quang căng to, đau tức vùng hạ vị, giảm sót tiểu, nước tiểu thành tia rõ.

Mãi tới năm 2006, thấy nhiều chế phẩm hướng tới gây teo nhỏ tiền liệt tuyến hoặc sử dụng chế phẩm tác dụng hướng nữ điều trị cho nam phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Như vậy thật lợi bất cập hại.

Trong trường hợp thật cần thiết do hẹp teo niệu đạo, bí tiểu hoàn toàn, nguy cơ suy thận do nhiễm khuẩn ngược dòng trầm trọng … có thể làm nhỏ bớt tiền liệt tuyến bằng tiêm cồn, phẫu thuật mở, nội soi, nhiệt vi song - transurethral… và nhiều cách khác nhưng phải cố gắng bảo tồn càng nhiều càng tốt.

Khoảng năm 1982 hay năm 1983, không nhớ rõ, tôi có đọc một cuốn sách nói về sinh lý tiền liệt tuyến của Nga, có câu của nhà khoa học nữ thời Liên Xô, tạm dịch là: “Nếu được chọn, tôi sẽ tìm người chồng có nhiếp hộ to như trái đào thay vì bằng quả óc chó”. Câu này có thể ví với một câu tương tự của phụ nữ người Việt rằng : “Hôn đàn ông không râu như ăn trứng không muối”.

Năm 2006, chúng tôi sản xuất sản phẩm TKS – Saman để chữa chứng bệnh này; chữ T là ông Tĩnh, chị Tảo; chữ K là anh Kác và S là tôi - bác sỹ Hoàng Sầm, còn saman tức là Sầm Mán.

Sản phẩm này ít ảnh hưởng tới chức năng tiền liệt tuyến, giải phóng hẹp tắc niệu đạo nhanh.

Do định hướng chiến lược của Viện nghiên cứu Y học bản địa Việt Nam, nay chúng tôi đã chuyển công thức TKS – Saman cho công ty TNHH Y dược Kinh Đô độc quyền với tên mới là TKS Prosteta

Từ phải qua trái: Giám đốc Công ty TNHH Y dược Kinh Đô - Phạm Đăng Bằng, Bs. Hoàng Sầm, PGS.TS Phan Văn Kác, Bác sỹ Dược lý Nguyễn Thị Thanh Tảo​

(Bài viết dựa trên sự kiện thật, vì lý do riêng tư, trong bài viết tôi đã thay tên 1 số nhân vật liên quan ở xóm Nà Tẻo,Ôn Lương, huyện Phú Lương, Thái Nguyên – Mong độc giả thông cảm)

Bác sỹ Hoàng Sầm

Chủ tịch hội đồng Viện

Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2017\/tksprostate.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2017\/tksprostate.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2017\/tksprostate1.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2017\/tksprostate1.jpg","subHtml":""}]