Có nhiều cách phân loại Nhồi máu não, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến phân loại Nhồi máu não theo các thể lâm sàng, nó giúp cho chúng ta có một cái nhìn tương đối toàn diện hơn về nguyên nhân gây bệnh, từ đó giúp cho phòng ngừa và điều trị bệnh có hiệu quả hơn.

1. Phân loại theo thể lâm sàng:

* Theo thể lâm sàng Nhồi máu não gồm có:

+ Huyết khối động mạch não.

+ Tắc mạch não.

+ Hội chứng lỗ khuyết.

* Từ phân loại theo thể lâm sàng, chúng ta có thể đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của các loại Nhồi máu não:

1.1. Nguyên nhân của huyết khối động mạch não.

Huyết khối động mạch não là một quá trình bệnh lý liên tục, được khởi đầu từ các tổn thương thành mạch, làm rối loạn chức năng hệ thống đông máu hoặc rối loạn tuần hoàn, dẫn đến hiện tượng hẹp hoặc tắc động mạch não và xảy ra ngay tại vị trí động mạch não bị tổn thương. Các nguyên nhân thường gặp đó là:

+ Tăng huyết áp: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất.

+ Xơ vữa động mạch: Do rối loạn chuyển hoá mỡ trong cơ thể như tăng Lipit máu, tăng Cholesterol máu v.v.

+ Viêm động mạch: Đó là quá trình viêm nút động mạch, viêm động mạch do Giang mai, do AIDS v.v.

+ Các nguyên nhân khác: Bệnh lý hồng cầu lưỡi liềm, đông máu rải rác, bệnh bạch cầu, tăng độ nhớt của máu, ngộ độc Oxyt Cacbon, nhiễm độc chì mạn tính v.v.

1.2. Nguyên nhân tắc mạch não.

Tắc mạch não là một quá trình bệnh lý trong đó cục tắc được phát tán từ nơi khác di chuyển theo đường máu tới và cư trú tại vị trí của động mạch não có đường kính < đường kính của nó, làm mất sự tưới máu vùng não do động mạch đó nuôi dưỡng.

Cục tắc có thể có thành phần, độ lớn và nguồn gốc khác nhau.

Căn cứ vào nguồn gốc người ta chia làm:

+ Cục tắc ngoài hệ tim mạch tới não: Do khí như tiêm truyền không đúng quy trình còn khí trong bơm tiêm hoặc trong dây truyền, do phẫu thuật vùng cổ ngực, do bệnh thợ lặn v.v.

+ Cục tắc từ hệ tim mạch như từ tim trong bệnh hẹp van 2 lá, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim. Cục tắc từ mạch tới mạch: Bản chất cục tắc là các mảng xơ vữa động mạch hoặc các tổ chức bệnh lý của các động mạch lớn như động mạch cảnh, quai động mạch chủ, động mạch sống bị bong ra... làm tắc động mạch não.

1.3. Nguyên nhân Nhồi máu ổ khuyết.

Nhồi máu ổ khuyết là do tắc một nhánh xuyên nhỏ của động mạch não lớn, đặc biệt là nhánh nuôi các hạch nền, đồi thị, bao trong và cầu não. Lỗ khuyết có thể do xơ vữa động mạch hoặc do những thay đổi thoái hoá động mạch vì tăng huyết áp gây nên. Cũng có khi nó là hậu quả của ổ chảy máu nhỏ và ổ phù não nhỏ tạo thành.

2. Một số thang điểm để đánh giá Nhồi máu não.

Người ta đã sử dụng các thang điểm để đánh giá mức độ của các triệu chứng Nhồi máu não từ đó đánh giá mức độ nặng nhẹ và kết quả điều trị cũng như trong nghiên cứu Nhồi máu não.

2.1. Đánh giá mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow ( Glasgow coma scale hay GCS).

- Đáp ứng về Mắt.

Mắt mở tự nhiên: 4 điểm.

Mở mắt khi gọi: 3 điểm.

Mắt mở khi kích thích đau: 2 điểm.

Mắt không đáp ứng: 1 điểm.

- Đáp ứng vận động:

Làm được theo y lệnh thày thuốc: 6 điểm.

Gạt tay khi kích thích đau: 5 điểm.

Co tay khi kích thích đau: 4 điểm.

Duỗi tay khi kích thích đau: 3 điểm.

Không có đáp ứng vận động: 1 điểm.

- Đáp ứng lời nói:

Trả lời đúng câu hỏi thày thuốc: 5 điểm.

Hỏi trả lời lẫn lộn: 4 điểm.

Hỏi trả lời không phù hợp: 3 điểm.

Có các âm thanh vô nghĩa: 2 điểm.

Không có âm thanh: 1 điểm.

* Tổng cộng (đáp ứng Mắt, vận động, lời nói): 15 điểm

* Đánh giá:

Bình thường: 15 điểm.

Rối loạn ý thức nhẹ: 10 – 14 điểm.

Rối loạn ý thức nặng: 6 – 10 điểm.

Hôn mê sâu: 4 – 5 điểm.

Hôn mê rất sâu: 3 điểm.

2.2. Đánh giá mức độ liệt của tay chân theo 5 mức độ (Henry năm 1984)

Liệt nhẹ (Bại):

Độ 1

Sức cơ

4 điểm

Giảm sức cơ, còn vận động

chủ động

Liệt vừa:

Độ 2

Sức cơ

3 điểm

Còn nâng được tay chân lên khỏi giường

Liệt nặng :

Độ 3

Sức cơ

2 điểm

Còn co duỗi được tay chân khi có điểm tỳ.

Liệt rát nặng :

Độ 4

Sức cơ

1 điểm

Chỉ có biểu hiện co cơ chút ít.

Liệt hoàn toàn :

Độ 5

Sức cơ

0 điểm

Không có co cơ chút nào.

 

2.3. Thang điểm để đánh giá tiên lượng (Glasgow outcome scale)

Thang điểm được áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ XX, lúc đầu được dùng để đánh giá tình trạng ý thức của bệnh nhân chấn thương sọ não, nhưng sau này được dùng rộng rãi trên lâm sàng để đánh giá ý thức của bệnh nhân trong nhiều bệnh khác nhau.Gồm có 5 độ sau đây:

Độ

Đặc điểm lâm sàng

Độ 1

Phục hồi tốt: bệnh nhân có thể sống độc lập, có hoặc không khiếm khuyết thần kinh tối thiểu.

Độ 2

Di chứng mức độ vừa: bệnh nhân có tổn thương thần kinh hoặc tâm thần nhưng không phải sống phụ thuộc.

Độ 3

Di chứng nặng: bệnh nhân tỉnh táo nhưng sống lại phụ thuộc hoàn toàn người khác trong sinh hoạt.

Độ 4

Bệnh nhân sống trạng thái thực vật.

Độ 5

Tử vong.

 

2.4. Thang điểm ứng dụng theo Rankin (The modified Rankinscale)   

Độ

Đặc điểm lâm sàng

Độ 0

Không có triệu chứng

Độ 1

Không có di chứng thực sự, mặc dù còn các triệu chứng nhẹ về thần kinh và tâm thần, có khả năng làm mọi công việc hàng ngày.

Độ 2

Di chứng nhẹ: bệnh nhân không thẻ hoàn thành mọi công việc như trước kia, nhưng còn khả năng tự phục vụ.

Độ 3

Di chứng vừa: bệnh nhân cần sự giúp đỡ nhất định, nhưng có có thể vẫn tự đi lại.

Độ 4

Di chứng tương đối nặng: bênh nhân không tự đi lại, không tự phục vụ.

Độ 5

Di chứng nặng: bệnh nhân nằm liệt giường, loét vùng cùng cụt, đái ỉa không tự chủ.

Độ 6

Tử vong

 

2.5. Thang điểm Barthel

Đây là thang điểm tốt nhất để đánh giá khả năng hoạt động độc lập của bệnh nhân được áp dụng từ năm 1955.

Thứ tự

Hoạt động

Không làm được

Khi có sự giúp đỡ

Tự làm

1

Ăn

0

5

10

2

Di chuyển từ xe lăn sang giường và ngược lại.

0

5 - 10

15

3

Vệ sinh cá nhân (rửa mặt, đánh răng, chải đầu...)

0

5

10

4

Vào, ra nhà vệ sinh (cởi, mặc quần áo, xả nước...)

0

5

10

5

Tự tắm gội

0

5

10

6

Tự đi trên đường bằng (nếu không tự đi lại được thì tự di chuyển bằng xe được...)

0

0

5

7

Lên xuống cầu thang.

0

5

10

8

Mặc quần áo (cài cúc, kéo khoá...)

0

5

10

9

Đại tiểu tiện tự chủ

0

5

10

10

Tiểu tiện tự chủ

0

5

10

 

Tổng cộng

 

45 - 50

100

                      

Bệnh nhân được chấm điểm 100 điểm là người có hoạt động tốt, sinh hoạt độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là những thang điểm cần thiết để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân Nhồi máu não.

Chúng tôi hy vọng qua bài viết này có thể giúp ích ít nhiều cho bạn đọc cũng như bệnh nhân Nhôi máu não trong phòng ngừa, điều trị cũng như tiên lượng căn bệnh này.

 

Ngô Quang Trúc

TS.BS Cao cấp chuyên ngành Tâm Thần Kinh

Doctor SAMAN

[]