Propionibacterium acnes (P.acnes) là một trong những vi khuẩn thuộc hệ vi sinh vật tự nhiên của da, chiếm 105 đến 106 tế bào/cm2 ở vùng có nhiều bã nhờn như mặt, đầu, lưng, khoảng 102 tế bào/cm2 ở các vùng khác trên cơ thể. P.acnes thuộc vi khuẩn gram(+), hình que, không sinh bào tử, các tế bào có đường kính từ 0.5- 0.8 micromet. Có khả năng sản xuất các acid propionic nitrat, catalase, indol, dịch hóa gelatin. Chúng nằm sâu bên dưới lỗ chân lông, trong các nang lông, tồn tại ở môi trường có lượng oxy thấp trong da và lấy dầu thừa, bã nhờn làm năng lượng chính để phát triển.

Hình 1: Vi khuẩn Propionibacterium acnes trên da

Hình 1: Vi khuẩn Propionibacterium acnes trên da

Propionibacterium acnes gây mụn trứng cá thế nào?

Ở những người bị mụn trứng cá vi khuẩn này phát triển mạnh do sự bít tắc lỗ chân lông tạo ra môi trường yếm khí, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này tăng mật độ. P.acnes sản sinh ra các enzym ngoại bào và các sản phẩm có hoạt tính sinh học cao, đây là các yếu tố quyết định độc lực và tương tác với hệ miễn dịch gây ra phản ứng viêm tạo nhân mụn. Tại các tuyến bã nhờn P.acnes tiết ra Lipase để tiêu hóa các chất mỡ nhờn trong nang lông, sản sinh ra các acid béo tự do và các acid propionic.

P.acnes tồn tại trên mô và cơ thể vật chủ gây hủy hoại các mô do các sản phẩm chuyển hóa acetat, propionat, indol, porphyrin enzym và các sản phẩm thoái dưỡng của glucose và fructose. Histamin và tryptamin và những chuỗi acid béo ngắn được tìm thấy trong môi trường nuôi cấy P.acnes có thể gây ra tình trạng viêm.

Số lượng P.acnes trong các nang lông tăng mạnh sự sản sinh các acid béo tự do, những chất này khuyếch tán mạnh qua thành nang lông, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch tự nhiên và chuỗi phản ứng viêm kết hợp. Ngoài ra chúng có khả năng phá vỡ các nang lông bởi các enzym thủy phân Lysosom gây phản ứng viêm hạ bì. Vi khuẩn P.acnes có khả năng chống lại thực bào và có thể tồn tại trong đại thực bào một thời gian dài do cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn này có thể tồn tại thời gian dài trong mô kích thích phản ứng viêm miễn dịch liên tục và lâu dài gây viêm.

Hình 2: Cơ chế gây mụn trứng cá

Hình 2: Cơ chế gây mụn trứng cá

Viện Y học bản địa Việt Nam giao đề tài khoa học “Doctor saman - mặt mịn” để trị mụn trứng cá do dược sỹ Ma Thị Trang làm chủ nhiệm đề tài, nay đã hoàn thành, có hiệu quả cao, tác dụng nhanh chỉ trong vài ngày đầu sử dụng.

DS Ma Thị Trang

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2020\/Propionibacterium-acnes.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2020\/Propionibacterium-acnes.png","subHtml":"H\u00ecnh 1: Vi khu\u1ea9n Propionibacterium acnes tr\u00ean da"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2020\/co-che-gay-mun-trung-ca.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2020\/co-che-gay-mun-trung-ca.jpg","subHtml":"H\u00ecnh 2: C\u01a1 ch\u1ebf g\u00e2y m\u1ee5n tr\u1ee9ng c\u00e1"}]