Rối loạn trí nhớ theo Tâm thần học

 

Trí nhớ là một quá trình tâm lý học, sinh lý học, sinh hóa, giải phẫu học... cực kỳ phức tạp. Mặc dù với sự phát triển vượt bậc của khoa học, nhưng cho đến nay, sự hiểu biết của con người về mối quan hệ Não - Trí nhớ cũng còn nhiều hạn chế. Người ta cho rằng trung tâm trí nhớ liên quan nhiều đến Hồi hải mã, hypocampus và các trung tâm chức năng cao hơn ở chất xám vỏ não.

 Trong quá trình nghiên cứu để tìm ra các loại thảo dược có thể tác động vào quá trình trí nhớ, đặc biệt là chứng rối loạn TRÍ NHỚ - SỰ QUÊN, Viện Y học bản địa Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định. Trong đó, phải kể đến sản phẩm Neo-19 Saman vừa được Bộ Y tế cấp phép, mà Viện chúng tôi đã nghiên cứu từ năm 2012 và hoàn thành chuyển nhượng quyền sản xuất vào 2015. Neo-19 Saman có các thành phần tương tự như LOHA Trí não. Tuy nhiên, gần đây, chúng tôi đã nghiên cứu thêm cho Neo-19 Saman một số nguyên liệu thảo dược để có chất lượng tốt hơn LOHA Trí não, mà nhiều bệnh nhân đã tin dùng trong nhiều năm qua.

(LOHA Trí não có nguồn gốc từ Viện Y học bản địa Việt Nam. Hiện nay, Viện Y học bản địa Việt Nam đã không còn phối hợp với công ty dược phẩm có sản phẩm LOHA Trí não nữa.)

   Trí nhớ là chức phận, là đặc tính của não bộ, nó có khả năng ghi nhận, bảo tồn và cho tái hiện những kinh nghiệm, kiến thức cũ dưới dạng ý tưởng, ý niệm, biểu tượng.

   Biểu tượng là dấu vết của sự vật, hiện tượng tuy không còn kích thích ở não nhưng vẫn xuất hiện trong ý thức, có khi cả trong tiềm thức.

  Vì vậy trí nhớ vô cùng quan trọng để đánh giá não bộ của con người có được bình thường hay không?

  Có thể nói rằng: Nếu không có trí nhớ cũng đồng nghĩa không có “trí khôn”.

“Trí khôn” nghĩa rất rộng, có thể là tổng hợp của tất cả các quá trình: Cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ý thức, chú ý, trí tuệ, hành vi... của con người trước thế giới khách quan.

  Trong triệu chứng của Tâm thần học, khám trí nhớ là phần rất quan trọng, không thể thiếu được.

  Trong lâm sàng Tâm thần học, người ta chia rối loạn trí nhớ làm nhiều loại như trí nhớ về không gian, thời gian, địa điểm... Ví dụ: Theo thời gian gồm trí nhớ xa (dài hạn – là nhớ các sự việc và hiện tượng đã có từ lâu như nhớ mặt người thân đã mất 20 - 30 năm), trí nhớ gần (ngắn hạn: Nhớ các sự việc, hiện tượng... đã xảy ra trong vài tháng trở lại), trí nhớ ngay lập tức (nhớ các sự việc, kiến thức vừa thu nhận được).

 Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số rối loạn trí nhớ mà trong thực hành lâm sàng khám bệnh nhân tâm thần có thể gặp và đã được viết ở Y văn.

  1. Giảm nhớ (Hypoamnesia)

  Giảm nhớ là kém nhớ những sự việc mới xảy ra hay những sự việc đã cũ (đã lâu). Giảm hiệu quả của quá trình nhớ. Hay gặp trong trường hợp bị lão hóa, hay các bệnh: Suy nhược thần kinh, liệt toàn thể tiến triển, trầm cảm...

  1. Tăng nhớ (Hyperamnessia)

 Tăng nhớ là hiệu quả nhớ của người bệnh tăng lên với tính chất bệnh lý. Bệnh nhân nhớ những sự việc rất cũ, đã từ rất lâu, nhớ những chi tiết vụn vặt không có ý nghĩa...Ví dụ: Bệnh nhân nhớ vị trí của một từ trong quyển từ điển ở dòng và trang rất rõ và cụ thể nhưng lại không nhớ nghĩa của từ đó.Thường gặp trong hội chứng hưng cảm, sốt do nhiễm khuẩn, say rượu bệnh lý...

  1. Mất nhớ (Quên = Amnesia):

Đây là triệu chứng hay gặp và có nhiều cách chia khác nhau và các mức độ khác nhau như quên nặng, quên trung bình, quên nhẹ v.v

3.1  Chia theo sự việc

  • Quên toàn bộ: Quên tất cả các sự việc cũ và mới hay gặp trong bệnh Sa sút trí tuệ thể nặng.
  • Quên từng phần: Chỉ quên một số kỷ niệm, một số thao tác nghề nghiệp. Gặp trong các tổn thương có tính chất khu trú ở não bộ, sau cảm xúc mạnh...

3.2 Chia theo thời gian

  • Quên thuận chiều: Quên những sự việc xảy ra ngay sau khi bị bệnh, có thể quên toàn bộ hoặc quên từng phần. Hay gặp trong chần thương sọ não, xơ vữa động mạch kèm xuất huyết não.
  • Quên ngược chiều: Quên những sự việc xảy ra trước khi bị bệnh, có thể là quên từng phần hay toàn bộ. Gặp trong chấn thương sọ não, xơ vữa động mạch kèm xuất huyết não...
  • Quên trong cơn: Chỉ quên những sự việc xảy ra trong cơn, trong thời gian ngắn bệnh nhân bị bệnh. Gặp trong bệnh động kinh.
  • Quên vừa thuận và ngược chiều: Quên cả những sự việc cũ và sự việc mới vừa xảy ra. Gặp trong bệnh loạn thần cấp kèm lú lẫn, sa sút trí tuệ do chấn thương sọ não...
  1. Loạn nhớ (Paramnesia):

Loạn nhớ gồm các loại sau

- Nhớ giả: Đó là những sự kiện có thực trong cuộc sống của bệnh nhân ở trong khoảng thời gian và không gian này, nhưng bệnh nhân lại nhớ sang khoảng thời gian và không gian khác; hoặc nhầm lẫn giữa sự việc này sang sự việc khác. Có khi trên một sự việc có thật bệnh nhân lại nhớ thêm các chi tiết không hề có. So sánh với rối loạn tri giác, nhớ giả còn gọi là ảo tưởng trí nhớ. Hay gặp trong bệnh tâm thần phân liệt, các bệnh tổn thương thực thể ở não...

- Bịa chuyện: Có thể bệnh nhân quên toàn bộ sự việc và thay vào đó, bệnh nhân lại kể cho người khác những sự việc không hề xảy ra với mình. Nhưng bệnh nhân lại không hề biết mình bịa ra và khẳng định rằng sự việc mình kể là có thật. Có thể bệnh nhân chỉ bịa chuyện mà không có quên.

  So sánh với rối loạn tri giác, bịa chuyện gọi là ảo giác trí nhớ; hay gặp trong bệnh tâm thần phân liệt, các bệnh thực thể ở não.

  1.  Nhớ nhầm:

- Nhớ vơ vào mình: Ý nghĩ, sáng kiến của người khác, nhưng bệnh nhân lại nhớ ra và cho là của mình; hoặc những điều bệnh nhân nghe người khác kể hay thấy ở đâu đó lại tưởng mình đã sống hay đã trải qua.

- Nhớ sự việc mình thành việc người: Sự việc, ý nghĩ của mình lại nhớ ra của người khác hay đã học, đã thấy ở đâu đó.

- Nhớ như đang sống trong dĩ vãng: Kết hợp với quên tiến triển, bệnh nhân tưởng mình đang sống trong thời kỳ dĩ vãng cách đây 10 - 20 năm và hành động như người trẻ lại.

  1.  Hội chứng Kocsacop( Korsakoff)

  Do Kocsacop mô tả năm 1887. Hội chứng này gồm có: Quên thuận chiều, loạn nhớ (gồm nhớ giả và bịa chuyện), các sự việc cũ còn nhớ tốt.

Hội chứng này hay gặp trong chấn thương sọ não cấp tính, u não, tai biến mạch máu não, nghiện rượu, nghiện chất độc...

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn tương đối đầy đủ rối loạn trí nhớ theo quan điểm của ngành Tâm thần học, để các bạn tham khảo, mong rằng nó sẽ giúp được phần nào các bạn trong quá trình tìm hiểu về trí nhớ và điều trị chứng rối loạn trí nhớ, đặc biệt là chứng quên rất hay gặp hiện nay.

TSBS cao cấp Ngô Quang Trúc

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/gi%E1%BA%A3i%20ph%E1%BA%ABu%20n%C3%A3o.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/gi%E1%BA%A3i%20ph%E1%BA%ABu%20n%C3%A3o.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/r%E1%BB%91i%20lo%E1%BA%A1n%20tr%C3%AD%20nh%E1%BB%9B%202%20612x612.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/r%E1%BB%91i%20lo%E1%BA%A1n%20tr%C3%AD%20nh%E1%BB%9B%202%20612x612.jpg","subHtml":""}]