Cây thuốc

Thuốc hành khí

Thuốc hành khí Các vị thuốc Hương phụ, Hậu phác, Trần bì, Uất kim, Lệ chi hạch, Sa nhân, Ô dược, Đại phúc bì, Chỉ thực, Chỉ xác, Thị đế, Thanh bì, Trầm hương Tác dụng chung của cả nhóm  Làm hành khí, thông khí, chống khí trệ gây chướng bụng, tức ngực sườn, giải can khí uất kết, khí trệ […]

Thuốc hành khí

Các vị thuốc

Hương phụ, Hậu phác, Trần bì, Uất kim, Lệ chi hạch, Sa nhân, Ô dược, Đại phúc bì, Chỉ thực, Chỉ xác, Thị đế, Thanh bì, Trầm hương

Tác dụng chung của cả nhóm

  •  Làm hành khí, thông khí, chống khí trệ gây chướng bụng, tức ngực sườn, giải can khí uất kết, khí trệ ở tỳ vị làm co thắt các tạng rỗng gây đau như: cơn co thắt dạ dày,cơn co thắt đại tràng, đau bụng hành kinh hoặc khí nghịch lên trên gây hen
  •  Làm cho dễ thở, khoan khoái lồng ngực, giảm đau ổ bụng, chống co thắt cơ vân, cơ trơn

Theo nhóm tác dụng, thuốc hành khí được chia thành 2 nhóm nhỏ là:

  • Hành khí giải uất còn gọi là thuốc lý khí bởi lẽ những vị thuốc này làm thông khí trong đường vận hành và gisải can khí uất kết.
  • Nhóm thuốc có tác dụng mạnh hơn là thuốc phá khí giá nghịch gồm: Chỉ thực, Chỉ xác, Thị đế, Thanh bì, Trầm hương.

Tác dụng riêng của các vị thuốc:

1. Hương phụ

  • Giảm đau ổ bụng, chống đầy hơi sôi bụng, đặc biệt là đau bụng hành kinh. Hương  phụ là thuốc thông dụng dành cho phụ nữ hầu như trong mọi trường hợp như: uất ức rối loạn kinh nguyệt, các bênh phụ khoa nên có câu “nam bất thiểu Trần bì, nữ bất ly Hương phụ”
  • Chữa ăn uống không tiêu

2. Trần bì

  • Là thuốc hành khí phù hợp với các bệnh của nam giới
  • Ngừng nôn, cầm ỉa chảy
  • Quất hạnh là hạt quít chữa đau tinh hoàn thoát vị bẹn

3. Hậu phác

  • Kích thích ăn uống
  • Thiêu đờm ở phổi, phế quản
  • Dùng trong hội chứng lỵ

4. Uất kim

  • Là thuốc hành khí trong huyết giải chứng uất ức, chữa các khối u ở phần phụ tử cung
  • Lợi mật, tăng tiết mật
  • Cầm máu
  • Chữa viêm gan, xơ gan
  • Dùng với phèn chua, Thạch xương bồ, Viễn chí để chữa động kinh, tâm thần
  • Lệ chi hạch
  • Giảm đau bụng dưới do nhiễm hàn tà
  • Kích thích ăn uống, làm ngừng nôn

5. Ô dược

  • Giảm co giãn cơ trong cơn co thắt đại tràng
  • Chữa đái đục, đái nhắt

7. Sa nhân (xem thuốc hóa thấp)

8. Đại phúc bì (xem thuốc hóa thấp)

9. Mộc hương

  • Là thuốc giảm đau ổ bụng điển hình, tiêu thông khí trệ, khí nghịch, chữa lỵ, ỉa chảy, nhiễm trùng phối hoàng liên hoàng cầm hoàng bá
  • Hạ huyết áp phối câu đằng, hạ khô thảo

10. Chỉ thực

  • Phá khí tiêu tích, ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, ăn uống không tiêu
  • Trừ đờm ở phổi, phế quản gây đau tức ngực, khó thở. Chú ý: thuốc có thể gây sảy thai

11. Chỉ xác

  • Tiêu đàm ẩm ở phế quản, phổi phối viễn chí, bán hạ
  • Chữa táo bón phối đại hoàng
  • Chữa són đái phối ích trí nhân

12. Thị đế

  • Là thuốc đặc hiệu chữa nấc phối đinh hương
  • Trẻ em trớ sữa mài thị đế cho uống 1 thìa nhỏ

13. Thanh bì

  • Chữa tinh thần uất ức, đau mạng sườn, đau thần kinh liên sườn phối uất kim, hương phụ sài hồ
  • Giảm đau trong viêm tinh hoàn, thoát vị bẹn phối tiểu hồi, ngô thù du, mộc hương

14. Trầm hương

  • Chữa hen suyễn phối tử tô, lai phúc tử
  • Giảm đau ổ bụng cho tất cả cáctrường hợp đau bụng không có nguyên nhân ngoại khoa, mài uống.

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận