Tâm thần kinh

Tìm hiểu về bệnh động kinh (Phần 3)

Được mời làm cố vấn cho đề tài “Đánh giá hiệu quả bài thuốc chữa động kinh gia truyền Mã số E18-STC/YHBĐ” của dược sỹ Nguyễn Thu Trang là nghiên cứu viên Viện Y học bản địa Việt Nam, tôi viết bài này nhằm trình bày những điểm cơ bản nhất về động kinh theo […]

Được mời làm cố vấn cho đề tài “Đánh giá hiệu quả bài thuốc chữa động kinh gia truyền Mã số E18-STC/YHBĐ” của dược sỹ Nguyễn Thu Trang là nghiên cứu viên Viện Y học bản địa Việt Nam, tôi viết bài này nhằm trình bày những điểm cơ bản nhất về động kinh theo y học hiện đại. Bài không đi sâu vào điều trị học mà chỉ nhằm nhận diện các dạng động kinh và ứng xử khi gặp cơn trong quá trình nghiên cứu.

1. Các phương pháp phòng và điều trị bệnh động kinh

1.1. Điều trị động kinh bằng thuốc

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh động kinh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng động kinh nhằm điều trị và kiểm soát các cơn co giật. Điều trị bằng thuốc kháng động kinh cụ thể phải được bác sỹ chuyên khoa thần kinh chỉ định, hướng dẫn, theo dõi điều trị.

– Nguyên tắc dùng thuốc điều trị:

  • Phải dùng thuốc phù hợp với dạng cơn động kinh.
  • Phải dùng thăm dò liều, liều thấp nhất có thể để cắt cơn động kinh.
  • Khi dùng một loại thuốc đến liều tối đa mà chưa cắt được cơn thì cần phải thay đổi thuốc hoặc phối hợp thuốc. (Có thể phối hợp từ 2 đến 3 loại thuốc).
  • Khi dùng thuốc chưa cắt được cơn thì phải thay thuốc khác, nhưng không dừng đột ngột, mà phải giảm từ từ và tăng dần thuốc mới lên.
  • Bệnh nhân cần dùng thuốc hàng ngày, không được tự động bỏ hoặc dừng thuốc.
  • Khi cắt cơn từ 3-5 năm mới giảm dần liều, rồi có thể dừng. Có một số trường hợp phải dùng kéo dài hơn.

– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Căng thẳng, stress là một tác nhân kích thích cơn động kinh xuất hiện, do đó, bệnh nhân cần tránh làm việc quá sức, thức quá khuya, tránh làm việc quá lâu trước máy vi tính hoặc rượu bia, thuốc lá, đồng thời nên thư giãn bằng cách tập hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga…

1.2. Điều trị động kinh bằng phẫu thuậtMột số loại động kinh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ vùng não bị tổn thương nhằm ngăn ngừa cơn tái phát (không phổ biến).

2. Cách xử trí và chăm sóc cho người bệnh động kinh: 

Khi gặp người lên cơn động kinh, cần ngay lập tức đặt đầu bệnh nhân lên một chiếc gối/vải mềm và nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên, nới lỏng áo quần. Không ghì chặt bệnh nhân. Không đặt bất cứ thứ gì vào miệng vì có thể gây tắc ngẽn đường thở. Sau cơn người bệnh có thể trở lại bình thường, có một số trường hơp người bệnh có trạng thái rối loạn ý  thức kiểu hoàng hôn (trạnh thái tranh tối tranh sáng) có thể có những hành động nguy hiểm, nên cần coi giữ, chăm sóc để qua hết giai đoạn này.

Một số người bệnh xuất hiện nhiều cơn liên tiếp, ý thức không tỉnh, đây là trạng thái động kinh, cần nhập viện để cấp cứu kịp thời.

Người bệnh động kinh thường cảm thấy mặc cảm, tự ti về tình trạng bệnh của mình, do vậy gia đình, bạn bè và những người xung quanh cần có thái độ cảm thông, động viên, chia sẻ để họ có thể sống hòa nhập với cộng đồng.

Doctor SAMAN
Bác sỹ Thạc sỹ Vi Quốc Hoàng
Nguyên trưởng khoa thần kinh Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái nguyên.

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Ths.Bs. Vi Quốc Hoàng

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận