Thuốc Nam/ Bắc chữa bệnh Nhược cơ? Chả ai tin.

Lời dẫn: Bài viết có liên quan đến hình ảnh Phan Văn Hòa mắc bệnh nhược cơ (0934459456), thân chủ đồng thuận ủng hộ và cho phép viết bài liên quan anh ấy.

Thời điểm ghi điện sinh lý thần kinh cơ không nghĩ tới bệnh Nhược cơ

Thời điểm ghi điện sinh lý thần kinh cơ không nghĩ tới bệnh Nhược cơ của anh Phạm Văn Hòa ngày 28/02/2023 tại BV Quân y 103.

Năm 2002 Tôi chữa bệnh nhược cơ cho con anh bạn tên Dương Duy.H hiệu phó của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, sau khoảng 1 năm cháu khỏi hẳn. Đến giờ giải lao, trong phòng nghỉ của giảng viên có Tiến sỹ thần kinh, PGS Tiến sỹ bộ môn nội, cùng cả chục giảng viên khác ... tôi nói có thể chữa khỏi 1 số trường hợp bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis). Các giảng viên chuyên ngành không cãi nhưng nhìn tôi với ánh mắt đầy nghi ngờ - tên D.D.H thì ai cũng biết - nhưng chắc chẳng ai tin.

Các kết quả kiểm tra của anh Phạm Văn Hòa ngày 28/02/2023

Bệnh nhân đó giờ đã 39 tuổi, đá bóng “phủi”, kéo xà đơn bình thường ... sống ở Mỹ Đình Hà nội cùng cha mẹ và hoàn toàn khỏe mạnh, vì là bạn chúng tôi vẫn liên hệ với nhau sau khi về hưu.

Bài thuốc ngày đó đơn giản, chỉ là bài Quy tỳ nguyên bản cho thêm lá chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis A. Chev.) và cây Thạch tùng răng (Huperzia serrata).

Sau khi thành lập viện nghiên cứu tư nhân (2012) để kiếm sống may thay có anh Nguyễn Ngọc Thành tổng giám đốc IMC / Âu cơ đặt hàng nghiên cứu sa sút trí tuệ do Alzheimer và bệnh nhược cơ – trong khi ngày đó đã có vài chục bệnh nhân ổn định vài bệnh nhân đã giảm liều tối thiểu, có người khỏi hẳn ... rồi nên đề tài nhược cơ khá yên tâm. Phần lớn sau thử nghiệm lâm sàng dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với viên Nhược cơ – saman hầu hết bệnh nhân không còn phụ thuộc Cocticoid và Mestinone ... nữa.

Những bệnh nhân suy tuyến thượng thận do Cocticoid cũng được điều trị luôn.
 

Tháng 6 năm 2020 chúng tôi bắt đầu điều trị cho anh Phạm Văn Hòa, 1984, cán bộ của một trường phổ thông quốc tế ở Hà Đông, Hà nội. Đáp ứng thuốc tuy hơi chậm nhưng được tới đâu chắc tới đó, đặc biệt cả 2 vợ chồng rất tuân thủ chế độ thuốc men và điều trị nghiêm ngặt. Trong quá trình điều trị 30 tháng qua bằng thuốc nam tuyệt đối không dùng thuốc tây chút nào hỗ trợ. Chỉ 18 tháng sau Anh Hòa đã co xà đơn như người bình thường, làm đội trưởng đội bóng đá nhà trường và là 1 cầu thủ xuất sắc. Hiện nay đang dùng liều tối thiểu cách ngày nhưng hoàn toàn không có hiện tượng mất cơ lực. Các môn thể thao đối kháng, đi “phượt” Đồng Văn Hà Giang, đi du lịch trong nước, nước ngoài bình thường ... chúng tôi đang hướng tới xét nghiệm lại và ngưng thuốc.

Bệnh nhược cơ là bệnh tự miễn ở Sinap thần kinh cơ, trong đó tiền Sinap thiếu các phân tử Acetylcholine “chìa khóa” còn hậu Sinap thì bị “hư hỏng” các receptor “ổ khóa” theo đó các kênh Ion+  không nạp được vào hậu Sinap tạo dòng điện cơ, khiến cơ bị yếu đi.

(BN Hòa đội trưởng đội bóng (áo trắng cạnh áo vàng là trọng tài)

BN Hòa áo đen có chữ “Jeep”

Vợ chồng anh Hòa đi cafe

Anh Hòa phát biểu trên truyền hình

Nhiều cháu là con, cháu của Bác sỹ được chúng tôi điều trị, nay đã tự sống, tự sinh hoạt, tự mưu sinh được hoàn toàn ... không còn sống dựa vào cha mẹ như trước nữa.

Anh Hòa nói với tôi “chúng cháu có hội nhóm nhược cơ trên mạng mà nói thì chả ai tin”. Nghĩ vậy cũng phải, bởi lẽ những người bác sỹ như chúng tôi học Đại học Y ở những năm 1970 – 1980, các thầy chúng tôi cũng đọc sách Tây rồi giảng giải rằng "nhược cơ là bệnh phụ thuộc thuốc cả đời" và tất cả đều tin Bác sỹ thôi. Một người cãi với một vạn người thì thật khó. Thế nhưng tôi có điểm tựa khoa học với những kiến thức mới về sinh học phân tử thần kinh và Người Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư Phan Chúc Lâm, hiện là chủ tịch danh dự hội Thần kinh Việt Nam, người đầu tiên tin và tiên phong làm đề tài khoa học “Chữa bệnh nhược cơ bằng hoạt chất từ lá cây chay”.

(Mọi phản biện, thảo luận quý đồng nghiệp xin nhắn tới zalo 0977356913 – cảm ơn)

Bác sỹ Hoàng Sầm.

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/76A4FAA3-A47D-4F6E-B4E7-093FC1F37727.jpeg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/76A4FAA3-A47D-4F6E-B4E7-093FC1F37727.jpeg","subHtml":"Th\u1eddi \u0111i\u1ec3m ghi \u0111i\u1ec7n sinh l\u00fd th\u1ea7n kinh c\u01a1 kh\u00f4ng ngh\u0129 t\u1edbi b\u1ec7nh Nh\u01b0\u1ee3c c\u01a1"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/H%E1%BB%93%20s%C6%A1%20kh%E1%BB%8Fi%20b%E1%BB%87nh%20Ph%E1%BA%A1m%20v%C4%83n%20H%C3%B2a%20(2).jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/H%E1%BB%93%20s%C6%A1%20kh%E1%BB%8Fi%20b%E1%BB%87nh%20Ph%E1%BA%A1m%20v%C4%83n%20H%C3%B2a%20(2).jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/H%E1%BB%93%20s%C6%A1%20kh%E1%BB%8Fi%20b%E1%BB%87nh%20Ph%E1%BA%A1m%20v%C4%83n%20H%C3%B2a%20(3).jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/H%E1%BB%93%20s%C6%A1%20kh%E1%BB%8Fi%20b%E1%BB%87nh%20Ph%E1%BA%A1m%20v%C4%83n%20H%C3%B2a%20(3).jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/H%E1%BB%93%20s%C6%A1%20kh%E1%BB%8Fi%20b%E1%BB%87nh%20Ph%E1%BA%A1m%20v%C4%83n%20H%C3%B2a%20(4).jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/H%E1%BB%93%20s%C6%A1%20kh%E1%BB%8Fi%20b%E1%BB%87nh%20Ph%E1%BA%A1m%20v%C4%83n%20H%C3%B2a%20(4).jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/H%C3%B2a%20Nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%2001(1).png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/H%C3%B2a%20Nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%2001(1).png","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/h%C3%B2a%20nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%2002(1).png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/h%C3%B2a%20nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%2002(1).png","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/H%C3%B2a%20nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%2003.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/H%C3%B2a%20nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%2003.png","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/H%C3%B2a%20nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%2004.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/H%C3%B2a%20nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%2004.png","subHtml":""}]