1. Ý tưởng khoa học:

  • Tính mới: chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu hoặc đã có đặt vấn đề nghiên cứu, có vẻ tiền khả thi nhưng chưa thành công
  • Tính khả thi: Vấn đề không quá đòi hỏi nhiều thiết bị, phương tiện phục vụ cho nghiên cứu, thiết bị và vật liệu nghiên cứu không quá đắt…phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhỏ.
  • Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu không quá lớn, không cầu toàn nhưng bảo đảm thỏa mãn nhu cầu sức khỏe đặt ra.
  • Tính bức thiết, nổi cộm: vấn đề nghiên cứu phải giải quyết chí ít là 1 vấn đề mà nhu cầu sức khỏe cộng đồng quan tâm nhưng thực trạng chưa thỏa mãn
  • Sản phẩm đi và thị trường ngách hoặc những góc khuất mà người có nhu cầu không cố hiện diện rõ ràng hoặc vấn đề đã rõ ràng nhưng người có nhu cầu không xác nhận bày tỏ.

2. Tìm hiểu vấn đề:

  • Tìm hiểu kinh nghiệm dân gian liên quan
  • Thừa kế kinh nghiệm dân gian
  • Tham khảo các nhà chuyên môn ở các chuyên ngành khác nhau về vấn đề nghiên cứu
  • Dịch tài liệu chủ yếu từ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung quốc những vấn đề liên quan
  • Tọa đàm tổng hợp ý kiến, xâu chuỗi sự kiện, thông tin… đưa ra đề xuất định hướng cho nghiên cứu.
  • Các vị thuốc nam có thể đáp ứng được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu.
  • Khả năng thuê khoán chuyên môn hoặc tự làm thí nghiệm, thực nghiệm.

3. Xây dựng kế hoạch và phân công nghiên cứu

  • Tìm hiểu dịch tễ vấn đề nghiên cứu liên quan, xây dựng đề cương chứng minh khoa học do NGND.GS.TS.BS Hoàng Khải Lập chủ trì
  • Thực nghiệm nghiên cứu tính an toàn trên súc vật thí nghiệm: chuột nhắt trắng chủng swiss, chó, thỏ Oryctolaguscuniculus, thường do bác sỹ Hoàng Sầm chủ trì
  • Thử nghiệm định tính hoạt chất sinh học, thử nghiệm định lượng do GS. Hứa Văn Thao chủ trì
  • Nghiên cứu thử nghiệm chứng minh trên người tình nguyện do Bs. Hoàng Sầm thực hiện tại các cơ sở được phép ủy quyền.
  • Nghiên cứu quy trình chuyển giao công nghệ do Ds. Lương Văn Độ chủ trì
  • Đánh giá môi trường sản xuất và sau sản xuất, biện pháp kiểm soát do Ds. Nguyễn Thu Trang chủ trì.
  • Dự trù thiết bị, dược liệu do Cử nhân Quách Thị Minh Thắng chủ trì.
  • Sản xuất thử do Cử nhân Quách Thị Minh Thắng và Ds. Dương Thị Lành chủ trì
  • Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên phương pháp thiết đồ cắt ngang có đối chứng theo mô hình thiết kết do Bs. Hoàng Sầm chủ trì.
  • Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mở rộng phương pháp thiết đồ dọc theo mô hình thiết kết do Bs. Hoàng Sầm chủ trì.
  • Tọa đàm khoa học về tác dụng chính, tác dụng kèm theo (phụ), tác dụng không mong muốn do Bs. Hoàng Sầm và NGND.GS.TS.BS Hoàng Khải Lập, NGND.GS.BS Nguyễn Ngọc Lanh đồng chủ trì.
  • Kết luận khoa học về sản phẩm dự kiến.

4. Quyết định chuyển giao công nghệ hoặc bỏ hoặc nghiên cứu theo hướng mới

5. Xây dựng hồ sơ kỹ thuật

6. Đăng ký sản xuất và lưu hành.

7. Sản xuất:

  • Tập huấn quy trình
  • Tập huấn thao tác chuẩn
  • Tập huấn bảo đảm chất lượng
  • Tập huấn kiểm nghiệm nội bộ
  • Tập huẩn kiểm soát các yếu tố rủi ro trong sản xuất
  • Tiến hành sản xuất.

8. Thiết kế mẫu mã viết hướng dẫn sử dụng căn cứ kết quả nghiên cứu

9. Lưu hành thị trường và theo dõi tiếp tác dụng chính, tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn.

10. Tổng kết sau 5 năm lưu hành

Doctor SAMAN
Chủ tịch Hội đồng Viện
Bác sỹ Hoàng Sầm

[]