I – ĐẠI CƯƠNG:

Là vết thương nặng, gây rối loạn sâu sắc nhiều cơ quan nhiều biến chứng và di chứng phức tạp, dai dẳng. Hay có tổ thương kết hợp, ngực bụng, chậu …

– Khi vận chuyển dễ bị tổ thương thú phát.

II – PHÂN LOẠI :

– Vết thương thấu tuỷ (Xuyên, chột, ruột ).

– Vết thương không thấu tuỷ gồm: Vết thương thấu đốt và các thành phần khác của cột sống, vết thương cạnh sống… không thủng màng tuỷ. Tuy nhiên vẫn có thể có tổn thương thực thể ở tuỷ do động năng của tác nhân sát thương gâynên.

III. TIẾN TRIỂN CỦA VẾT THƯƠNG CỘT SỐNG TUỶ SỐNG.

1. Thời kỳ cấp (l-3 ngày đầu)

toàn thân có thể sốc chấn chấn thương, các tổn thương kết hợp ngực, bụng làm tình trạng nặng lên dễ tử vong. Sốc tuỷ xuất hiện làm khó chẩn đoán mức độ tổn thương tuỷ (mất toàn bộ chức phận tuỷtừ vùng tổn thương trở xuống liệt mềm, mất cảm giác, mất phản xạ, bí đái, bí ỉa…) Thời kỳ này có các biến chứng: Đè ép tuỷ do máu tụ, dị vật , xương vỡ (phù tuỷ ngược dòng và liệt các cơ hô hấp, bí đái, suy hô hấp, trào nước tiểu ngược dòng, căng giãn bàng quang qua mức gây chảy máu. Máu tụ sau phúc mạc, vết thương cột sống, hội chứng phúc mạc giả, phải khám xét cẩn thận tránh mổ bụng tránh làm tình trạng tổn thương cột sống tuỷ sông nặng lên.

2 . Thời kỳ sớm (ba tuần đầu).

Bắt đầu có sự phục hồi chức phận tuỷ: Phản xạ gân xương xuật hiện, rồi bụng, cảm giác kiến bò ở chi. Thời kỳ biến chứng nổi bật là nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn vết thương, viêm màng tuỷ, viêm tuỷ , nhiễm khuẩn dịch, não tuỷ lan lên não. áp xe ngoài màng cứng, viêm phổi, viêm tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, loétcác điểm tỳ … gây nên bệnh cảnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sốt cao, suy sụt toàn thân nhanh. Sốt tuỷ có thể phát triển tái phát làm nặng thêm các rối loạn chức phận tuỷ gặp sau vận chuyển gấp làm tổn thương thêm.

3 . Thời kỳ quá độ:

Sau 3 tuần kéo dài 2-3 tháng, hết sốc tuỷ (6 tuần) có điều kiện đánh giá đúng mức độ tổn thương thực thể ở tuỷ. Nhờ hiện tượng tự động tuỷ nên sẽ tự đái được tuy không biết vết thương liền sẹo, có hồi phục chức phận tuỷ ở những trường hợp thương tổn tuỷ không hoàn toàn. Biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân nếu không được điều trị tốt mà để nặng lên dễ tử vong.

4 . Thời kỳ muộn:

Sau 3-4 tháng kéo dai 2-3 năm hoặc lâu hơn: Chức phân tuỷ tiếp tục hồi phục, biến chứng muộn: Viêm màng tuỷ, viêm rễ thần kinh, dò dịch não tuỷ, viêm xương tuỷ xương, teo cơ cứng khớp, dò gốc dương vật, viêm tiết niệu dai dẳng, viêm bể thận, viêmthận, sỏi tiếu niệu, suy thận.

IV. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN.

1 . Vết thương vùng cột sống có chảy dịch não tuỷ, chất tuỷ nát, X quang có tổn thương cột sống, dị vật trông ống tuỷ.

2. Rối loạn vận động , rối loạn cảm giác (mất hoại giảm) Chẩn đoán định khu trí thường dựa vào dấu hiệu lâm sàng của từng đoạn tuỷ tổn thương.

3. Mất phản xa da bụng, bừu , phản xạ gân xương .

4. Rối loạn cơ vòng bí đái, bí ỉa hoặc ỉa đái dầm dìa. (liệt ruột bụng chướng)

5 . Rối loạn thần kinh thực vật ; Thân nhiệt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt, thở khó nếu tổn thương vùng cột sống tuỷ sống cổ.

6. Chọc sống thắt lưng: Dịch não tuỷ có máu và vết thương thấu tuỷ. 

V . BIẾN CHỨNG:

Toàn thân :

– Sốc chấn thương, suy hô hấp do tổn tương tuỷ cao.

– Muộn : loétđiểm tỳ, teơc cứng khớp, nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu có sớm và là biến chứng cuối cùng.

Tại chỗ :

– Sớm : Sốc tuỷ, hội chứng đè p tuỷ, phù tuỷ ngược dòng gây rối loạn hô hấp, tuần hoàn.

– Muộn : Viêm tuỷ, màng tuỷ, viêm dính màng tuỷ gây đau và gây co giật. Sẹo dinh chèn ép, xó hoá tuỷ, dò dịch não tuỷ, viêm xương tuỷ xương…

VI. ĐIỀU TRỊ.

1. Xử trí ngoại khoa vết thương cột sống tuỷ sống nhằm:

– Cắt lọc vết thương, lấy bỏ tổ chức hoại tử, dị vật mảnh xương rời nhỏ, giải phóng tuỷ bị chèn ép, phục hồi lưu thông DNT và tuần hoàn ở tuỷ tạo điều kiện cho sự phục hồi chức phận tuỷ.

– Sắp xếp lại xương gãy và các tổn thương khác theo trật tự giải phẫu.

– Bất động làm cứng cột sống.

2 . Điều trị theo tuyến:

– Tuyến c,d, xã, liên xã: Băng bó cầm máu, phòng chống ngạt, phòng chống sốc, phòng chống nhiễm khuẩn, chuyển thương nhẹ nhàng bằng cáng cứng, không dùng cáng võng, không bế, không vác thương binh gây tổn thương thứ phát. Nếu tổn thương cột sống tuỷ sống cổ để thương binh nằm ngửa, lả gối hay cát hai bên đầu cổ, tổthương các đoạn cột sống tuỷ sống khác để thương binh nằm sấp trên cáng cứng, cáng phải có dây buộc thương binh và cáng tránh di lệch cột sống, chuyển nhanh thương binh về sau.

– Tuyến quân y e, lữ đoàn, bệnh viện huyện; bổ xung cấp cứu. Chống suy thở nhất là có tổn thương tuỷ cao. Mở khí quản khi có tổn thương cột sống tuỷ sống cổ, có ùn tắc đờm rãi, suy hô hấp, thông đái bằng thông polay 16-18 F, cố định sonde và dương vật lên thành bụng ở điểm 10h, hay 2h để tránh biến chứng dò sốc dương vật. Dùng kháng sinh và SAT nếu có sốc thì chống sốc tới tạm ổn định rồi chuyển về sau.

– Tuyến d quân y, f, bệnh viện tỉnh: Chữa sốc, chữa tổn thương, kết hợp, mở khí quản khi tổn thương cột 7 ngày phải rut bỏ để viêm niệu đạo nghỉ 1-2 giờ sau đó đặt lại bằng sonde mới. Nếu dùng sonde cũ phải có công tác khử trùng chống teo bàng quang. Mổ cấp cứu mổ cung sau đốt sống, lẫn máu tụ, dị vật cho các trường hợp có hội chứng đè ép tuỷ. Mổ dẫn lưu bàng quang khi tự đái được do hiện tượng tự động tuỷ thay sonde Folay bằng bao cao su bọc lấy quy đầu, nối thông vào túi nước tiểu, thụt tháo 1-2 ngay/ lần.

– Tuyến sau: Bệnh viện hậu phương, bệnh viện chuyên khoa. Điều trị biến chứng nhiễm khuẩn và di chứng, phòng chống loét bằng xoa bóp, vệ sinh lau rửa sạch. rắc bột tan, trở mình cứ 3h, thay đổi tư thế 1 lần tốt nhất là dùng gường xoay, nằm gường có đệm nước, đệm hơi, gường có khoét lỗ ở giữa tiện việc đái ỉa. Tập luyện, lý liệu, hồi phục chức năng.

NGUỒN

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Trang web : www.ykhoaviet.tk

Email : lesangmd@gmail.combachkhoayhoc@gmail.com 

Điện thoại : 0973.910.357

Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!

Doctor SAMAN

[{"src":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","thumb":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","subHtml":""}]