Cây thuốc

Hoạt tính sinh học của nhóm chất coumarin có trong thảo dược

Hoạt tính sinh học của nhóm chất coumarin có trong thảo dược Cây dong riềng đỏ – một trong những thực vật có chứa nhiều coumarin Coumarin (cumarin) là nhóm hợp chất tự nhiên, được xem là dẫn xuất lacton của axit octo-hydroxi xinamic. Đến nay đã xác định được khoảng 600 chất. Coumarin và […]

Hoạt tính sinh học của nhóm chất coumarin có trong thảo dược

dong rieng do

Cây dong riềng đỏ – một trong những thực vật có chứa nhiều coumarin

Coumarin (cumarin) là nhóm hợp chất tự nhiên, được xem là dẫn xuất lacton của axit octo-hydroxi xinamic. Đến nay đã xác định được khoảng 600 chất. Coumarin và các dẫn xuất của nó là các hợp chất khác hoạt động tồn tại trong tự nhiên ở dạng tự do hay liên kết với các hợp chất khác. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng Coumarin có nhiều trong các loài thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Cam (Rutaceae)…

Ví dụ một vài hợp chất như:

coumarin 1

 Coumarin là một hợp chất thiên nhiên quan trọng, có tác dụng dược lý cao. Coumarin được dùng để làm thuốc chống đông máu. Ngoài ra một số Coumarin có tác dụng làm giãn động mạch vành và mạch ngoại vi, có tác dụng chống co thắt. Một số chất có tác dụng ức chế sinh trưởng thực vật… 

Coumarin được tìm thấy với hàm lượng tương đối trong cây đậu tonka (Dipteryx odorata). (Trong thực tế tên này bắt nguồn từ “cumaru”, một tên tiếng địa phương Amazon cho cây đậu Tonka). Coumarin cũng xuất hiện tự nhiên trong “cỏ vani” (Anthoxanthum odoratum), cỏ ba lá (Meliotus L.), quế (Cinnamomum aromaticum), cây cải hương, cỏ ngọt (Stevia rebaudiana), cam thảo (Glycyrrhiza uralensis), quả dâu tây (Fragaria), quả mơ (Prunus mume), quả anh đào, và củ nghệ vàng (Curcuma longa)… dưới dạng các dẫn xuất như: umbelliferone (7-hidroxiCoumarin), aesculetin (6,7-dihidroxi-4-metylCoumarin), herniarin (7-metoxiCoumarin), proralen… Sự có mặt của Coumarin có tác dụng chống sâu bệnh cho cây. Coumarin glycozit (sản phẩm kết hợp của Coumarin với monoxacarit) có tác dụng chống nấm, chống khối u, chống đông máu, chống virut HIV, chống cao huyết áp, chống loạn nhịp tim, chống loãng xương, giảm đau, ngăn ngừa bệnh suyễn và sát trùng…chúng được sử dụng nhiều làm thuốc giãn mạch vành, chống co thắt, chống lao. Các xeton α,β–không no là những hợp chất có hoạt tính sinh học đáng chú ý như kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, diệt cỏ dại và trừ sâu…

Coumarin có mùi hương ngọt ngào và được sử dụng trong kỹ nghệ nước hoa. 

Bishydroxicoumarin (dicumarol, thuốc kháng đông của một số loài nấm) dùng điều trị nhồi máu cơ tim hay warfarin thông qua tổng hợp từ 4-hidroxicoumarin. 

Warfarin natri là thuốc chống đông máu nhóm coumarin, dễ tan trong nước, do vậy có thể dùng tiêm hoặc uống. Cách đây vài năm, warfarin dùng để phòng ngừa chứng huyết khối và sự tắc mạch máu

Đề tài trọng điểm cấp Bộ B2005-04-46TĐ về dịch chiết cây riềng đỏ chữa cơ tim thiếu máu cục bộ, tác giả đề tài là Bác sỹ Hoàng Sầm, đại học y cũng chỉ ra rằng Coumarin trong cây riềng đỏ tác dụng mạch trong việc giãn nở mạch vành và chống đông máu cho bệnh nhân loại này. Ứng dụng của nó được sử dụng trong sản phẩm chữa bệnh hẹp mạch vành để dùng sau đặt stent hoặc bệnh nhân bệnh động mạch vành hiệu quả cao. 

Ví dụ về một số thảo dược chứa Coumarin có tính kháng khuẩn như: Đơn châu chấu (Aralia armata (Wall. ex G. Don) Seem) họ Ngũ gia bì (Araliaceae); Thóc lép (Desmosdium gangeticum (L.) DC.) họ Đậu (Fabaceae); Muồng lạc (Senna tora (L.) Roxb.) họ Đậu (Fabaceae); Vảy rồng (Desmosdium styracifolium (Osbeck) Merr.)họ Đậu (Fabaceae); Dây dực thùy nguyên (Pterolobium integrum Craib) họ phụ đậu; Chanh tây (Citrus limon (L.) Burm. f.) họ Cam (Rutaceae); Ba chạc (Euodio lepta (Spreng.) Merr.) họ Cam (Rutaceae); Chùm hôi trắng (Murraya koenigii (L.) Spreng.) họ Cam (Rutaceae);Sẻn gai -Zanthoxylum armatum DC., (Z. alatum Roxb.) họ Cam (Rutaceae).

GS. Hứa Văn Thao

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

GS. Hứa Văn Thao

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận