Cây thuốc

Cây Đu đủ rừng

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật: – Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại. – Căn cứ khoá phân loại thực vật. – Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt […]

Đu đủ rừng

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 07-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Nhật phiến, Thôi hoang, Thông thảo gai…

– Tên khoa học: Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan.

* Lớp:  Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp:  Magnoliidae Novák ex Takht.

* Bộ:  Apiales Nakai

* Họ:  Araliaceae Juss.

* Chi: Trevesia Vis.

* Loài: Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan.

+ Một số thông tin khoa học của  Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan.

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 971, NXB Y học, Hà Nội. Cây có vị hơi đắng, tính bình. Lõi thân nợi liệu; lá và rễ cường trắng gân cốt. Công dụng: “Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhiệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ.”

– Ở nước ngoài Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan. đã có một số nghiên cứu sau:

1. Tác dụng chống tăng sinh tế bào:  Trên mô hình thử nghiệm in vitro ba dòng tế bào nuôi cấy liên tục, đã xác định được phân đoạn saponin thô của cây đu đủ rừng có tác dụng chống tăng sinh. Tinh chế bằng sắc ký đã thu được 6 saponin bisdesmosidic và 2 saponin triterpenoid. Cả 8 saponin và 6 prosaponin có được nhờ thủy phân bằng kiềm các saponin tương ứng cũng có tác dụng chống tăng sinh.

2. Tác dụng lợi niệu: Thử nghiệm được tiến hành trên chuột cống trắng đực 100-150g. Chuột được để nhịn đói qua đêm. Sáng hôm sau cho uống dung dịch NaCl 0,9% với thể tích 5ml/100g và dùng cao đu đủ, lô đối chứng dùng urea. Sau đó cho chuột vào lồng chuyển hóa để hứng nước tiểu trong 4 giờ. Kết quả, ở lô dùng thuốc, lượng nước tiểu bài xuất nhiều hơn lô đối chứng.

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích và cs, 2011, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập III, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

3. Phạm Hoàng Hộ, 2000, Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Cử nhân Nguyễn Văn Tuấn

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận